Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NA TIÊN TỲ KHEO . trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NA TIÊN TỲ KHEO . theo từ điển Phật học như sau:
NA TIÊN TỲ KHEO .
NA TIÊN TỲ KHEO
Nâgasena
Một đức La Hán, nhơn vật chánh trong quyển Na Tiên Tỳ Kheo Kinh: theo tiếng ba lỵ: Milinda pànha, quyển nầy có dịch ra tiếng Pháp. Kinh nầy soạn ra bởi đức Long Thọ Bồ Tát: Nagarjuna hồi thế kỷ thứ hai trước Dương lịch. Theo quyển ấy, Na Tiên là một nhà sư rất giỏi về luận lý và siêu hình, nhứt là rất thông về Phật Pháp. Vua Di lan Đà: Milinda thường hỏi đạo nơi ngài và rất lấy làm vừa ý với những câu trả lời của ngài. Người ta cho rằng ngài Long Thọ muốn ám chỉ rằng đức Na Tiên tức là ngài, còn vua Di lan A Di Đà tức là vua Ménandre đương trị vì, đồng thời với ngài, vì chính vua thường đem lý Đạo mà hỏi ngài. Nhờ ngài giải đáp rõ ràng, nên vua rất trọng mộ Phật Pháp.
Trong quyển “Na Tiên Tỳ Kheo Kinh”, dùng thể vấn đáp, Long Thọ Bồ Tát luận giải rất rành các lý về siêu hình, về tâm lý, về đạo lý. Ngài chỉ ra hết những thuyết: hư vô, bổn ngã, linh hồn, nghiệp quả, luân hồi, Niết Bàn.
Thật là một quyển Kinh rất thích hạp với tất cả người đạo Phật, dầu miền Nam: Tiểu Thừa hay miền Bắc: Đại Thừa.
Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn
NA TIÊN TỶ KHEO; S. Nagasena
Na tiên là âm Hán của vị Tỳ kheo Ấn Độ nổi danh Nagasena đã từng đàm luận về Phật pháp với nhà vua Hi Lạp Milinda. Cuộc đàm luận này được ghi lại trong cuốn kinh Milinda panha, bằng tiếng Pali. Nguyên bản Sanskrit của bộ kinh bị mất nhưng chúng ta có bản dịch chữ Hán của nguyên bản Sanskrit, gọi là “Kinh Na Tiên Tỷ Kheo”. Hiện nay thư viện quốc gia trung ướng có hai bản dịch tiếng Pháp (Le questions de Ménandre) và tiếng Việt (Kinh Na Tiên Tỷ Kheo).
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NA TIÊN TỲ KHEO . tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận