Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BÁT HÀN ĐỊA NGỤC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BÁT HÀN ĐỊA NGỤC theo từ điển Phật học như sau:
BÁT HÀN ĐỊA NGỤC
Bát hàn địa ngục là tám cảnh địa ngục lạnh Theo Trí Độ Luận (quyển 6) Tám Địa ngục ấy là:
Ngạch bộ đà: Nổi ốc vì lạnh gắt quá cho nên tội nhân thân mình nổi ốc
Ni Thích bộ đà: Bào pháo. Tức bể ốc vì lạnh quá nên mụt ốc trên người tội nhân bể ra nứt hết da thịt toàn thân đau đớn
Ngạch chiết sá: Vì lạnh quá nên tội nhân kêu lên 3 tiếng “Ngạch chiết sá” mãi không dứt
Hoắc hoắc bà: Vì lạnh quá nên tội nhân kêu rên “Hoắc hoắc bà” mãi không thôi
Hổ hổ bà (Hầu hầu bà): Vì lạnh quá nên tội nhân kêu lên 3 tiếng “Hổ hổ bà” (rên hì hì)
Ổn ổn bát ma (Thanh liên hoa): Bị lạnh quá nên thân thể nứt ra như những cánh hoa sen xanh.
Bát đặc ma (Hồng liên hoa): Bị lạnh quá nên thân thể nứt ra đỏ lòm như những cánh hoa sen hồng vậy.
Ma ha bát đặc ma (Đại hồng liên hoa): Bị lạnh quá nên thân thể nứt ra đỏ lòm như những cánh hoa hồng lớn.
Tám cảnh địa ngục trên đây Niết Bàn Kinh quyển 11 kêu là : Bát chủng hàn băng địa ngục bao gồm:
1. A ba ba địa ngục
2. A tra tra địa ngục
3. A la la địa ngục
4. A bà bà địa ngục
5. Ưu bát la địa ngục
6. Ba đầu la địa ngục
7. Cầu vạt đầu địa ngục
8. Phân đà lị địa ngục
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BÁT HÀN ĐỊA NGỤC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận