Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ SA DI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ SA DI theo từ điển Phật học như sau:
SA DI
SA DI
SA DI; S. Sramanera
Người con trai mới xuất gia, đang ở thời kỳ tập sự, mới thọ 10 giới, chưa thọ đầy đủ 250 giới của Tỷ kheo. Nếu là con gái thì gọi là Sa Di ni.
Trong các chùa Việt Nam, tùy địa phương, Sa di thường được gọi là sư chú, chú tiểu. Nếu lớn tuổi, thì được gọi là sư bác. Thông thường, người ta thường dùng từ chú tiểu, chú điệu để gọi những người ít tuổi mới xuất gia, chỉ thọ tam quy, ngũ giới và làm các công việc lặt vặt trong chùa, như quét dọn, đánh trống, thỉnh chuông, thắp hương nến, phục vụ các vị sư lớn tuổi. Còn danh từ “sư ông, sư cụ” thường để gọi những vị sư thiệt thọ, giữ đầy đủ 250 giới của Tỷ kheo.
Hán dịch nghĩa Sa di là cầu tịch, nghĩa là cầu cho được sự yên tịnh, vắng lặng của Niết Bàn. Cg, Cần sách nam nghĩa là siêng năng tinh tấn, bỏ mọi điều ác, làm mọi điều thiện. Cg, hành từ nghĩa là thực hành lòng từ bi đối với chúng sinh.
SA DI GIỚI
10 giới luật của Sa di. Ngoài năm giới của tại gia (không sát sinh, không lấy trộm, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu), Sa di còn giữ thêm các giới:
6. Không bôi xức dầu thơm nước hoa.
7. Không múa hát và xem hát.
8. Không nằm giường cao rộng, dành cho hai người.
9. Không tích lũy tiền bạc.
10. Không ăn ngoài giờ quy định.
SA DI NI
Phụ nữ mới xuất gia, và giữ mười giới.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với SA DI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận