Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BÁT KÍNH GIỚI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BÁT KÍNH GIỚI theo từ điển Phật học như sau:
BÁT KÍNH GIỚI
Tám điều kính giới. Lại kêu là những tên nầy: Bát kính pháp: tám phép kính, Bát Tôn sư pháp: tám phép Tôn thầy, Bát bất khả việt pháp: tám phép chẳng nên vượt qua, Bát bất khả quá pháp: tám phép chẳng nên qua:
Dầu Tỳ Kheo ni già trăm tuổi thấy Tỳ Kheo mới thọ giới cũng nên tiếp rước lễ bái, bày chỗ thanh tịnh mời ngồi,
Tỳ Kheo ni chẳng đặng miếng nhiếc Tỳ Kheo,
Chẳng đặng nhắc ra những việc oan, ưng của Tỳ Kheo, nói điều lầm lỗi hoặc oan ức của Tỳ Kheo,
Thức xoa ma na: người đàn bà có con học pháp học pháp mẫu, đã học giới rồi nên do theo chúng tăng mà cầu thọ đại giới,
Tỳ Kheo ni phạm giới trong lối nửa tháng ở trong hai bộ tăng: Tỳ Kheo và Tỳ Kheo ni nên làm phép ma na đóa: vui lòng sám hối đặng tẩy trừ tội,
Mỗi kỳ nửa tháng chư Tỳ Kheo ni phải đến giáo hội Tỳ Kheo mà thỉnh một vị đến thuyết pháp,
Chẳng nên hạ an cư: ở yên chín tuần trong mùa hạ ở xứ nào mà chẳng có vị Tỳ Kheo,
Hạ xong rồi, nên theo trong hàng tăng làm phép tự xứ: xưng ra tội mình và hỏi Tỳ Kheo coi có chỉ dạy việc gì chăng.
Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BÁT KÍNH GIỚI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận