Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ HƯƠNG NHIÊM trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ HƯƠNG NHIÊM theo từ điển Phật học như sau:
HƯƠNG NHIÊM
HƯƠNG NHIÊM
Chùa tọa lạc trên núi Ma Ni, xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa). Chùa xây dựng từ thời Lý Nhân Tông do công của Sư Pháp Dung, với sự giúp đỡ của Lý Thường Kiệt, trấn giữa tỉnh Thanh Hóa (lúc bấy giờ gọi là Cửu Châu).
HƯƠNG NHIỄM
Có hai nghĩa:
1. Bị hương trầm làm cho vướng mắc, ô nhiễm.
2. Nhuộm bằng màu xám của hương. Áo cà sa của các sư Bắc tông thường có màu xám của hương.
HƯƠNG PHONG SƠN
Cõi nước của vị Bồ Tát hương thơm và ánh sáng.
HƯƠNG QUANG TRANG NGHIÊM
Trang nghiêm mình bằng hương và ánh sáng. Nghĩa bóng: Phật tử niệm Phật nhớ tới Phật, không khác gì lấy hương và ánh sáng của Phật để tự trang nghiêm mình và sẽ được thấy Phật, gặp Phật trong tương lai.
HƯƠNG SÁT
Điện thờ Phật, nơi thờ Phật. Sát dịch âm từ chữ Phạn Ksetra, có nghĩa là chùa, nơi thờ Phật. Như nói bảo sát là chùa, nơi thờ Phật. Hương sát có nghĩa như chùa.
Sát còn có nghĩa là cõi nước, như nói Phật sát là cõi Phật (cũng đọc sái)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với HƯƠNG NHIÊM tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận