Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NHẤT THỜI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NHẤT THỜI theo từ điển Phật học như sau:
NHẤT THỜI
NHẤT THỜI
Nhất thời là chỉ thời kỳ Phật nói pháp. Mở đầu các bộ kinh đều có câu: “Như thị ngã văn, nhất thời Phật tại…”(Tôi nghe như vầy một thời Phật ở…)
Nhất thời là một trong sáu món thành tựu (Lục chủng thành tựu) nơi phần tựa của bài kinh.
Trong Kim Cang Tiên luận quyển 1 có nói: “…Đã nói ngã văn tức thuyết có thời nên kế nói “nhất thời”. Nhưng thời có nhiều loại hoặc “nhất niệm thời” hoặc “nhất dạ thời” hoặc “bách niên thời” v.v…nay nói nhất thời là chẳng phải các thời này. Tuy nói nhất thời nhưng không nói rõ thuyết vào ngày nào, tháng nào, năm nào nên không biết chỉ thời nào vậy”.
Căn cứ theo thuyết của Quán Kinh Sở (tông Thiên thai) “thời” có hai loại là “Ca la” và “Tam ma da”.
1. Ca-la : là chỉ thời gian ngắn, còn gọi là “ Thật thời”.
2. Tam-ma-da : chỉ khoảng thời gian dài, còn gọi là “ Giả thời”.
Nhưng không luận là ngắn, dài, giả, thật…đối với đức Phật khi thuyết xong 1 bộ kinh, đều gọi là “Nhất thời”.
Theo PHDS của Ni sư Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NHẤT THỜI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận