Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẬP BẤT NHỊ MÔN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẬP BẤT NHỊ MÔN theo từ điển Phật học như sau:
THẬP BẤT NHỊ MÔN
THẬP BẤT NHỊ MÔN
Thập bất nhị môn là mười môn chẳng phải hai, tức như nhau đồng thể, kinh Khê Đại Sư Nhơn giải thích Pháp Hoa Huyền nghĩa có phát minh mười diệu lý của bổn tích bèn lập ra Thập Bất Dị Môn:
1. Sắc tâm bất dị môn: hình sắc và tâm thức chẳng phải hai, sắc tức là tâm, tâm tức là sắc, thể chất do tâm thức tạo ra vậy. Tâm thức tốt tạo ra thể chất tốt, tâm thức xấu tạo ra thể chất xấu.
2. Nội ngoại bất dị môn: trong và ngoài chẳng phải hai, cái thân tâm của Phật và của chúng sanh kêu là nội, cái y bao tức sự vật ngoài thân tâm của Phật và chúng sanh kêu là ngoại, ngoại do nội hiển phát, nội chứng minh cho ngoại nên kêu gọi nội ngoại bất dị môn
3. Tu tánh bất dị môn: tu trị tạo tác và bổn tánh chẳng phải hai, sự trị, tạo tác kêu là tu, cái bổn tánh tự nhiên không biến đổi kêu là tánh, do cái tâm tánh lành người ta mới tu các pháp lành, cho nên gọi là tu tánh bất bị môn, do sự tu mà hòa hợp với tánh trở về chơn tánh, thấy Phật tánh nên gọi là bất dị môn
4. Nhơn quả bất dị môn: nhơn và quả chẳng phải hai. Quả báo lành là do duyên lành, quả báo dữ là do nhơn duyên dữ. Tỷ như gieo giống ngọt thì sanh quả ngọt, gieo giống đắng thì sanh trái đắng cho nên kêu nhơn quả bất dị môn
5. Nhiễm tịnh bất dị môn: nhuốm nhơ và tinh sạch chẳng phải hai, chúng sanh vốn có tâm trong sạch nhưng vì vọng niệm mà bị nhiễm dơ, nếu hết vọng tưởng, hết tâm sân, si thì tâm thể trở lại thanh tịnh như xưa cho nên nói nhiễm tịnh bất dị môn, cũng như nói vô minh pháp tánh bất dị môn, Niết Bàn Phiền não bất dị môn
6. Y chánh bất dị môn: y báo, chánh báo nó chẳng phải hai. Chánh báo là cái thân tâm do quả báo mà có, tức là cái quả báo chánh của Phật và chúng sanh. Y báo là quả báo nương theo chánh báo là thân tâm, tức là những sự vật do nghiệp thiện hoặc nghiệp ác tạo ra. Như chánh báo của Phật đủ 32 tướng chánh, 80 tướng phụ tốt đẹp. Y báo của Phật là y thực thanh tịnh, cõi nước trang nghiêm, đệ tử Thánh giả còn về chánh báo và y báo của chúng sanh thì tốt xấu xen lộn nhau, vì hạnh nghiệp của chúng sanh có thiện, có ác, thế nên nói y chánh bất dị môn.
7. Tự tha bất dị môn: tự mình và người khác chẳng phải hai. Mình cùng chúng sanh và Phật cũng như nhau, pháp của Phật và pháp của chúng sanh kêu là tha (người khác) pháp của tâm mình kêu là tự, hai thứ ấy tự tha đều như nhau, nên kêu tự tha bất dị môn, vả lại mình cùng chúng sanh và Phật tất cả đều có Phật tánh nên kêu tự tha bất dị môn.
8. Tam nghiệp bất dị môn: ba nghiệp vốn chẳng khác nhau. Do tâm ý tốt thì miệng nói điều tốt, thân làm việc tốt và ngược lại, cho nên nói là tam nghiệp bất dị môn.
9. Quyền thực bất dị môn: Pháp quyền (tam thời phương tiện) và pháp thực (pháp tròn đủ) chẳng phải hai. Như trong mười cõi giới, chín giới đầu từ cảnh xúc sinh đến cảnh Bồ Tát kêu là quyền, cảnh giới thứ 10 (cảnh giới Phật) kêu là thực. Nhưng 10 cảnh giới ấy đều là cảnh giới của Phật, cho nên kêu là quyền thực bất dị môn. Như Tam thừa Bồ Tát, thừa là quyền phương tiện, Phật thừa, nhứt thừa mới là thực, nhưng quyền thừa hay thực thừa đều là thừa của Phật, chẳng qua là phương tiện đưa tới quả Phật, nên kêu quyền thực bất dị môn.
10. Thọ nhuận bất dị môn: thọ lãnh riêng hay thấm nhuần chung đều như nhau, chẳng phải hai. Mặc dầu Phật truyền pháp chung như trời mưa thấm nhuần đại địa, hay truyền pháp riêng cho từng người, thì ảnh hưởng cũng như nhau nên kêu Thọ nhuận bất dị môn.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẬP BẤT NHỊ MÔN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận