Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ CỬU BỘ KINH1 trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ CỬU BỘ KINH1 theo từ điển Phật học như sau:
CỬU BỘ KINH1
Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng giải, HT Thích Thanh Từ giải thích Cửu Bộ Kinh như sau:
Cửu Bộ Kinh còn gọi là Cửu Bộ Pháp, tức là chín bộ Kinh trong 12 bộ Kinh mà trong một đời của Đức Phật đã lần lượt đi thuyết diễn, bao gồm:
Trường hàng: Cũng gọi là Kinh pháp bổn. Là lời dạy của Phật hợp với căn cơ chúng sanh bằng văn xuôi, còn gọi là Khế Kinh.
Trùng tụng: Một thể văn thuyết pháp của Phật lập lại ý của đoạn văn trướng hàng bằng kệ tụng, cũng gọi là Ứng tụng.
Cô khởi: Là thơ văn tự mình xướng lên lúc thuyết pháp, cũng dịch là Phúng tụng.
Nhơn duyên: Phật giải thích về căn bổn của quả báo từ gốc tới ngọn.
Thí dụ: Dùng một mẩu chuyện để so sánh cho dễ hiểu.
Bổn sự: Những việc làm, những kiến văn ở đời trước của Phật, do Phật thuật lại.
Bổn sanh: Phật nhắc lại tiền kiếp của Ngài hay của đệ tử Ngài.
Vị tằng hữu: Là Phật nói việc chưa từng có và rất khó hiểu, khó tin.
Luận nghị: Biện luận sâu rộng, khúc chiết, mạch lạc cho dễ hiểu.
Đó là những thể loại thuyết pháp mà Đức Phật đã dùng trong các hội thuyết pháp, hoặc đủ chín phần, hoặc không đủ chín phần trong mỗi bộ kinh. Phật tùy thời cơ mà nói, để dẫn dụ chúng sanh đi từ thấp tới cao, cuối cùng là đưa đến Phật thừa là chỗ cứu cánh.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với CỬU BỘ KINH1 tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận