Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ CỬU ĐẾ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ CỬU ĐẾ theo từ điển Phật học như sau:
CỬU ĐẾ
Cửu đế là chín nguyên lý chân thật, được khai triển từ Tứ Đế bao gồm:
Vô thường đế: Sự sanh diệt vô thường của tất cả các pháp trong ba cõi.
Khổ đế: Quả báu hữu lậu, bức bách khổ não trong ba cõi.
Không đế: Tự tánh các pháp vốn là không.
Vô ngã đế: Tất cả các pháp vô ngã, không có chủ tể trường tồn.
Hữu ái đế: Chấp thân sau là thường có, nên cảm thọ quả khổ.
Vô hữu ác đế: Chấp thân sau là đoạn diệt (chết rồi là hết) nên sanh quả khổ.
Bi đoạn phương tiện đế: Tức là Đạo đế, phương tiện, dứt bỏ khổ tập.
Hữu dư y Niết Bàn Đế: Tuy đã đoạn trừ phiền não, chứng được lý Niết Bàn, nhưng dư báo của hoặc nghiệp vẫn còn.
Vô dư y Niết Bàn: Y thân (báo thân) hoàn toàn diệt tận, thân tâm vắng lặng, trở về cảnh giới Niết Bàn.
Bốn đế trên thuộc về Khổ đế trong Tứ đế.
Hai đế kế (5, 6) đều thuộc Tập đế.
Đế thứ 7 thuộc Đạo đế.
Hai đế cuối (8, 9) thuộc về Diệt đế.
(Theo PHDS của Như Thọ – Nguyên Liên)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với CỬU ĐẾ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận