Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ CỬU ĐỊA trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ CỬU ĐỊA theo từ điển Phật học như sau:
CỬU ĐỊA
Cửu địa còn gọi là Cửu hữu, Cửu chúng sanh cư, tức là chín cõi của loài hữu tình an trú, bao gồm như sau:
Dục giới ngã địa: Còn gọi là Ngũ thú tạp cư địa (hoặc tạp trụ địa). Cõi của năm loài hữu tình sống chung lẫn nhau: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Nhơn, Thiên (thuộc cõi Dục)
Ly sanh hỷ lạc địa: Thuộc trời Sơ thiền của cõi Sắc. Sự hỷ lạc có được do lìa các pháp dục ác ở cõi Dục.
Định sanh hỷ lạc địa: Thuộc trời đệ nhị thiền của cõi Sắc. Cảnh giới do định mà phát sanh hỷ lạc thù thắng.
Ly hỷ diệu lạc địa: Thuộc trời đệ tam thiền của cõi Sắc. Cảnh giới an lạc thù thắng vi diệu do lìa trạng thái hỷ thô trọng ở nhị thiền cõi sắc mà được diệu lạc ở tam thiền
Xả niệm thanh tịnh địa: Thuộc trời đệ tứ thiền ở cõi Sắc. Cảnh giới thanh tịnh địa do lìa bỏ trạng thái hỷ lạc của các địa trên.
Không vô biên xứ địa: Thuộc tầng trời thứ nhất của cõi vô sắc, cảnh giới chứng đắc tánh hư không vô biên tự tại, do lìa tánh vật chất của cõi sắc.
Thức vô biên xứ: Thuộc tầng trời thứ hai của cõi vô sắc. Cảnh giới mà thức đạt được rộng rãi không ngằn mé.
Vô sở hữu xứ địa: Thuộc tầng trời thứ ba của cõi vô sắc. Cảnh giới tư tưởng dứt bặt, do lìa tánh động của không vô biên xứ và thức vô biên xứ.
Phi tưởng phi phi tưởng xứ địa: Thuộc tầng trời thứ tư (trời hữu đảnh) của cõi vô sắc. Cảnh giới vắng lặng do lìa tưởng và vô tưởng, lìa cả chấp có chấp không.
Chín địa trên người ta thường gọi là chín phương trời, còn mười phương Phật là chúng sanh trong lục đạo (gồm luôn chín địa trên) và Tứ Thánh hợp chung gọi là mười phương Phật.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với CỬU ĐỊA tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận