Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẬP HIỆU trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẬP HIỆU theo từ điển Phật học như sau:
THẬP HIỆU
Thập hiệu là mười danh hiệu của Đức Phật, trong kinh giải thích như sau:
Như Lai: tức là bậc an nhiên tự tại, hoàn toàn đắc quả chơn như.
Ứng cúng: là bậc đáng được sự cúng dường của trời người nên gọi là ứng cúng.
Chánh biến tri: là bậc có chánh trí biết rõ thấu triệt mọi pháp
Minh hạnh túc: bực có đầy đủ trí tuệ, sáng suốt, đức hạnh trang nghiêm.
Thiện thệ: là bực luôn đến nẻo lành, Ngài dùng tất cả trí làm cổ xe lớn đi trên đường Bát Chánh đạo để đến Niết Bàn. Thiện thệ lại có, nghĩa là đã làm xong các sự lành, không trở lại nữa ( khéo qua biển sanh tử ).
Thế gian giải: bực hiểu biết tất cả mọi sự lý của hữu tình và phi tình trong thế gian.
Vô thượng sĩ: là kẻ sĩ cao tột không ai bằng là bực tối thắng hơn hết tất cả mọi bậc chúng sanh.
Điều ngự trượng phu: bậc trượng phu có khả năng điều phục tất cả mọi người từ kẻ trí cho đến người ngu tối.
Thiên nhơn sư: là bậc Thầy của trời người dẫn dắt họ tu theo con đường chánh.
Phật, Thế Tôn: bậc Giác ngộ mà mọi người tôn trọng và cung kính.
Mười danh hiệu trên nếu tách Phật, Thế Tôn ra làm hai, sẽ thành mười một hiệu. Riêng Thành Thật Luận gộp vô thượng sĩ và Điều ngự trượng phu làm một và tách Phật và Thế Tôn là làm hai, nên tới Thế Tôn là vừa vặn đủ mười hiệu. Bởi vì tông này làm như thế có dụng ý rằng chín danh hiệu trước sẽ được thế gian tôn trọng nên danh hiệu thứ mười gọi là Thế Tôn.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẬP HIỆU tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận