Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẬP NHẪN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẬP NHẪN theo từ điển Phật học như sau:
THẬP NHẪN
Thập nhẫn là mười đức nhẫn nhục, có nhiều thuyết, bao gồm như sau:
* Theo trong giới đại thừa Thập nhẫn là:
Cát nhục tự ưng: cắt thịt cho chim ưng ăn.
Đầu thân ngạ hổ: ném mình cho con cọp đói ăn.
Chước đầu hải thiên: chém đầu cho vị Thiên thần ở ngoài biển.
Chiết cốt xuất tủy: bả gãy xương cho ra tủy.
Khiêu thân thiêu đăng: khoét thân làm ngàn ngọn đèn.
Khiêu nhãn bố thí: móc mắt bố thí.
Bác bì thơ kinh: lột da chép kinh
Thích tâm quyết chí: đâm vào tim đặng quyết chí
Thiêu thân cúng Phật: đốt mình cúng Phật.
Thích huyết sái địa: đâm mình cho chảy máu và rảy xuống đất.
Mười đức hạnh nhẫn trên, Đức Phật đã thực hành trong những kiếp trước khi ngoài hành hạnh Bồ Tát.
* Theo Hoa Nghiêm chi chương, Tam Tạng pháp số quyển 88:
Âm thanh nhẫn: cũng gọi là âm hưởng nhẫn.
Thuận nhẫn: giống như nhu thuận nhẫn.
Như huyền nhẫn: hiểu ra các pháp đều do duyên sinh, như huyễn hóa vốn không thật.
Như diệm nhẫn: hiểu rõ hết thảy cảnh giới đều như ánh lửa, bóng nắng, tự tính không thật từ đó mà tín nhẫn.
Như mộng nhẫn: hiểu rõ tất cả vọng tâm đều không chân thật, như trong cõi mộng từ đó mà tín nhẫn.
Như ảo nhẫn: tất cả mọi vật trên thế gian luôn luôn biến chuyển, chí đến tâm tưởng luôn luôn sanh diệt khởi tưởng không ngừng, thí như thủy bào lúc khởi lúc diệt, như điện chớp như huyễn như ảo không thường định, nên do thế mà tín nhẫn.
Như tưởng nhẫn: hiểu rõ hết thảy âm thanh lời nói trên thế gian, đều do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra nên không thật, như tiếng vang dội từ vách núi, từ đó mà tín nhẫn.
Như ảnh nhẫn: hiểu rõ sắc thân do ngũ ẩm tích tụ mà thành, không có bản thể chỉ có hình bóng không thật từ đó mà tín nhẫn.
Như hóa nhẫn: hiễu rõ hết thảy các pháp trên thế gian vốn không rồi có, có rồi không, bản thể vốn không chân thật, như biến hóa từ đó mà tín nhẫn.
Như không nhẫn: hiểu rõ hết thảy các pháp trong thế gian, ngoài thế gian đều không có sắc tướng như hư không, từ đó mà tín nhẫn.
Theo nhân Vương Kinh thiên thai số quyển 3:
Giới nhẫn: quán sát các âm mà không phạm giới cấm, từ đó chứng được giới nhẫn (kiên trì các điều cấm giới) vì thể của tác vi và không tác vi đều nhiếp thụ trong sắc.
Tri kiến nhẫn: quán sát thức ấm mà hiểu rõ kiến giải tà chính của tất cả các pháp do tự thức tám sanh ra, từ đó đắc được tri kiến nhẫn, biết được sự giống nhau giữa thức và tri kiến thức vậy.
Định nhẫn: quán tưởng ấm mà không khởi tưởng niệm, từ đó đắc được định nhẫn, từ chỗ vọng tưởng điên đảo mà nhập định.
Tuệ nhẫn: quán cái tưởng của thụ ấm đều là không, từ đó đắc được trí tuệ nhẫn, nhận rõ tất cả các pháp đều không tịch,nhờ trí huệ nảy sanh.
Giải thoát nhẫn: quán tưởng tạo tác của hành uẩn, là không có từ đó đắc được giải thoát nhẫn, vì cho rằng mọi hành động đều không thường, không gì trói buộc.
Không nhẫn: quán sát các khổ não trong tam giới đều không có thực thể, từ đó đắc được không nhẫn, vì nhận rõ khổ để sanh tử tự tính vốn là không tịch.
Vô nguyện nhẫn: quán sát mọi nguyên nhân khổ trong tam giới đều là hư không, đắc được vô nguyện nhẫn, vì cho rằng Tập đế của phiền não tự tính vốn thanh tịnh.
Vô tướng nhẫn: quán sát các pháp nhân quả đều hư không, từ đó chứng được vô tướng, nhẫn, vì nhận thấy tướng nhân quả là hư không.
Vô thường nhẫn: quán sát hết thảy các pháp hữu vi của cảnh tục để đều là hư ảo, nhờ đó mà được vô thường nhẫn, vì hiểu rõ ràng hết thảy các pháp biến diệt không bao giờ ngừng.
Vô sanh nhẫn: quán sát cảnh chân đế là pháp vô vị, từ đó không sinh các niệm, đắc vô sanh nhẫn vì hiểu rõ lý chân không là vốn không sinh diệt.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẬP NHẪN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận