Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẬP NHỨT TƯỞNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẬP NHỨT TƯỞNG theo từ điển Phật học như sau:
THẬP NHỨT TƯỞNG
Thập nhứt tưởng là mười một lòng tưởng niệm Thầy Tỳ Kheo nên đem Thập nhứt tưởng mà ghi nhớ Đức Như Lai, bao gồm:
Giới ý thanh tịnh: Tâm ý luôn nhớ nghiêm trì giới luật cho trong sạch.
Oai nghi cụ túc: Giữ nết đi, đứng nằm, ngồi cho nghiêm chỉnh đầy đủ.
Chư căn bất thác: Các căn (sáu căn) trong người đừng cho sái lộn.
Tín ý bất loạn: Ý tin, lòng tín ngưỡng đừng cho tán loạn.
Thường hữu dõng kiện ý: Thường có ý chí mạnh mẽ, kiên cố.
Khổ lạc bất dĩ vi ý: Đừng để ý hoặc cưu mang những sự buồn khổ hay sung sướng.
Ý bất vong thất: Luôn tỉnh giác chánh niệm chớ để tán loạn thất niệm.
Chỉ quán tại tiền: Phép thiền định hiện ra trước.
Tam muội ý vô hữu tức: Ý thiền định, không ngừng nghỉ.
Trí huệ ý vô lượng: Ý trí huệ rộng lớn vô lượng vô cùng tận
Quán Phật vô yểm tức: Quán tưởng đến Phật không hề biết chán.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
THẬP NHỊ BỘ KINH
Thập nhị bộ kinh là 12 bộ Kinh do Đức Phật thuyết giảng. Trong Kinh Pháp Hoa giảng giải Hòa Thượng Thanh Từ giải thích 12 bộ Kinh như sau;
Khế khinh: Tiếng Phạn là Tu đa la, Trung Hoa dịch là Khế Kinh, là những lời Phật dạy khế hợp với chân lý với từng căn cơ của chúng sinh.
Trùng tụng: Tiếng Phạn là kỳ dạ, Trung Hoa dịch là Trùng Tụng, là văn kệ lập lại ý của đoạn văn xuôi trên ( văn Trường Hàng ).
Phúng tụng: Tiếng Phạn là Già đà, Trung Hoa dịch là Phúng Tụng là thi văn ( kệ ) tự mình xướng lên lúc thuyết pháp, cũng dịch là Cô Khởi.
Nhơn duyên: Tiếng Phạn Ni đà na, Trung Hoa dịch là Nhơn Duyên, nghĩa là Phật giải rõ về căn bổn của quả báu từ gốc tới ngọn.
Thí dụ: Tiếng Phạn là A ba đa na, Trung Hoa dịch là Thí dụ nghĩa là Phật mượn một ví dụ nào đó để so sánh để làm sáng tỏ ý Phật.
Bổn sanh: Tiếng Phạn Xà đà già, Trung Hoa dịch là Bổn sanh là thể loại Kinh Phật kể lại tiền kiếp của Ngài hay đệ tử Ngài.
Bổn sự: Tiếng Phạn là Y đế mục đa, Trung Hoa dịch là Bổn sự là thể loại Kinh kể lại, những việc làm những kiến văn của Phật hoặc đệ tử của Ngài trong các tiền kiếp
Vị Tằng Hữu: Tiếng Phạn A Phù đạt ma, Trung Hoa dịch Vị Tằng Hữu là thể loại Kinh kể những việc kỳ đặc, khó hiểu, khó tin.
Luận nghị: Tiếng Phạn Ưu ba đề xa, Trung Hoa dịch Luận Nghị là thể loại Kinh Phật lý luận với ngoại đạo, những vị quan thần vua chúa như Kinh Sa Môn Quả.
Tự thuyết: Tiếng Phạn Ưu đà na, Trung Hoa dịch Tự Thuyết, là thể loại Kinh văn Phật tự nói ra cho chúng đệ tử… không cần thưa hỏi.
Phương Quảng: Tiếng Phạn là Tỳ Phật, Trung Hoa dịch là Phương Quảng. Là thể loại Kinh văn nói rộng thênh thang, diễn đạt nghĩa lý cao siêu mầu nhiệm cho hàng thượng căn nghe.
Thọ Ký: Tiếng Phạn Hoa già na, Trung Hoa dịch là Thọ Ký là thể loại kinh văn Phật Thọ cho hàng đệ tử sau này sẽ thành Phật…
Trên đây là 12 thể loại Kinh Phật thường dùng để giảng thuyết, có khi dùng những thể loại này, có khi dùng những thể loại khác, tùy theo căn cơ của chúng sanh mà giảng thuyết, dẫn dắt họ đi từ thấp đến cao, và cuối cùng thể nhập Đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Thập nhị bộ Kinh là 12 thể loại Kinh, hoặc 12 phần giáo mà Phật thường dùng trong lúc thuyết pháp. Như trong một bộ Kinh có nhiều phần giáo (thể loại) trong đó chớ không phải nói Thập nhị bộ kinh là 12 bộ kinh.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẬP NHỨT TƯỞNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận