Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ CỬU VÔ HỌC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ CỬU VÔ HỌC theo từ điển Phật học như sau:
CỬU VÔ HỌC
Cửu vô học còn gọi là cửu chủng La Hán là 9 điều hơn kém của bậc đạt đến giai vị vô học (A La Hán) về danh xưng thì thứ lớp hơn kém của chín bậc vô học, các kinh Luận nêu ra không đồng theo Kinh Phước Điền trong kinh A Hàm và Luận Cam Lộ Vị thời chín điều hơn kém ấy là:
Thoái pháp: Nếu các bậc A La Hán gặp các duyên như bệnh tật liền lui sụt quả sở đắc, đó là hàng A La Hán căn cơ kém nhất
Tư pháp: Bậc A La Hán vì sợ mất sở đắc, nên có ý tự sát để giữ lấy sở đắc
Hộ pháp: Bậc A La Hán giữ gìn pháp sở đắc, không cho lui sụt vì sợ nếu biếng nhác phòng hộ sẽ bị thoái thất
An trụ pháp: Nếu không có duyên chướng ngại quá lớn thì A La Hán không lui sụt, hoặc không có gia hạnh thù thắng thì không thể chuyển lên chủng tánh tốt
Kham đạt pháp: A La Hán có khả năng tu hành rèn luyện các căn, chống đạt đến chủng tánh bất động
Bất động pháp: Đây là hạng căn cơ bén nhạy có thể đoạn tất cả phiền não được tận trí và vô sanh trí, trong đó sự tu luyện là nhân và sở đắc gọi là bất động, nghĩa là A La Hán đắc bất động pháp mà chẳng hại các nhơn duyên tam muội đã đạt
Bất thoái pháp: Hạng căn cơ bén nhạy có thể đoạn tất cả phiền não được tận trí và vô sanh trí, trong đó sự tu luyện là nhân cùng nương vào chủng tánh sẵn có gọi là bất thoái. Nghĩa là A La Hán đắc bất thoái pháp, chẳng lui sụt, chẳng đánh mất công đức đạt được
Hữu giải thoát: Đoạn trừ phiền não chướng ngại trí huệ mà được tự tại
Câu giải thoát: Đoạn trừ định chướng, huệ chướng, đoạn vô trí chẳng ô nhiễm, đắc diệt tận định được tự tại nơi định và huệ
Trong đó bảy bậc trước được phân chia theo căn tánh lợi độn, còn hai bậc phân theo sự đoạn trừ chướng hoặc.
(Theo PHDS của Như Thọ – Nguyên
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với CỬU VÔ HỌC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận