Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ ĐỐN NGỘ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ ĐỐN NGỘ theo từ điển Phật học như sau:
ĐỐN NGỘ
Giác ngộ sự lý một cách nhanh chóng, ngay tức khắc, khác với tiệm tu là tu hành dần dần rồi mới giác ngộ (tiệm ngộ).
Ở Nam Trung Quốc, phái Thiền của Huệ Năng thường được mệnh danh là Nam đốn, vì Huệ Năng giảng phép tu Thiền giác ngộ tức khắc, nhanh chóng. Còn phép tu của Thiền sư Thần Tú ở phương Bắc, được mệnh danh là Bắc tiệm, vì Thần Tú giảng phép tu giác ngộ dần dần.
“May thay nương bóng Phật đài,
Phước phần đốn ngộ, chẳng này khổ lao.”
(Vô danh)
Trên thực tế, giáo pháp của Phật giáo không có đốn, có tiệm. Chỉ có căn cơ, trình độ của chúng sinh mới có đốn, có tiệm. Trong kinh Pháp Bảo Đàn, đại sư Huệ Năng có giải thích:
“Pháp bổn nhất tông, nhân hữu Nam Bắc. Pháp tức nhất chủng, kiến hữu trì tật. Hà danh đốn tiệm? Pháp vô đốn tiệm, nhân hữu lợi đốn cố danh đốn tiệm.”
Dịch: Pháp vốn chỉ có một tông, người có Nam Bắc. Pháp là một giống, sự hiểu biết có chậm có nhanh. Sao lại gọi là đốn, tiệm? Giáo pháp không có đốn tiệm, nhưng căn cơ của người có nhanh có chậm, cho nên nói có đốn, tiệm.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với ĐỐN NGỘ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận