Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ HẮC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ HẮC theo từ điển Phật học như sau:
HẮC
HẮC; A. Black
Đen.
HẮC BẠCH
Đen và trắng, nghĩa bóng ác và thiện.
HẮC DẠ THẦN
Vị Thần của đêm tối. Theo Ấn Độ giáo, đó là một trong ba bà vợ của vua Diêm Ma, cõi địa ngục, Hắc dạ Thần thường kiểm tra địa ngục vào lúc nửa đêm.
HẮC NGHIỆP
Nghiệp ác tạo ra quả báo xấu, dữ.
HẮC THẰNG ĐỊA NGỤC
Một trong tám địa ngục. Trong địa ngục này, ngục tốt lấy sắt đỏ trói kéo tù nhân, sau mới chém đầu hoặc cưa thân người họ. Lại có những luồng gió đen thổi mạnh, cuốn những dây nung đỏ vào thân người tội nhân, đốt cháy họ.
HẮC THIÊN
Một tên gọi khác của Thần Siva. Theo Ấn Độ giáo, cũng là thần Rudra, trong các đền Ấn Độ giáo thường là tượng thần có ba mắt và tám tay.
HẮC XỈ
Răn đen, chỉ cho một loại quỷ Dạ Xoa.
HẮC Y
Áo đen là áo thường mặc của tăng sĩ một số nước thuộc Phật giáo Bắc tông. Ở Việt Nam, một số Tăng sĩ ở Trung Bộ và Bắc Bộ cũng thường mặc áo dài đen.
Sư Huệ Lâm, đời Lưu Tống, tác giả cuốn “Bạch Hắc Luận”, làm cố vấn cho vua Tống Văn Đế, người thời bấy giờ bấy giờ gọi sư là Hắc Y Tể tướng.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với HẮC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận