Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DU GIÀ LUẬN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DU GIÀ LUẬN theo từ điển Phật học như sau:
DU GIÀ LUẬN
Tên một bộ luận do Huyền Trang dịch từ tiếng Sanskrit [tr.170] sang tiếng Hán vào khoảng thế kỷ thứ VII. Tên gọi đầy đủ la Du già sư địa luận, tác giả là Luận sư người Ấn Độ tên Maitreya (Di Lặc).
DU GIÀ LUẬN KÝ
Sách gồm 24 quyển, do Tuần Luân đời nhà Đường soạn, tập lợp những sớ giải của các luận sư về bộ Du già sư địa luận, nhưng chủ yếu là sớ giải của đại sư Khuy Cơ.
DU GIÀ PHÁI; S. Yogacara
Học phái Du già thuộc Đại thừa giáo, lấy bộ Du già sư địa luận của Di Lặc làm bộ luận căn bản. Cũng gọi là Du già tông hay Duy Thức tông. Các luận sư nổi tiếng nhất của học phái này là Vô Trước, tác giả hai bộ “Nhiếp Đại thừa luận” và “Hiển dương thánh giáo luận”, sau đó, Thế Thân, em ruột của Vô Trước và là tác giả các bộ Thập địa kinh luận, Duy Thức tam thập tụng luận. Học trò Thế Thân là Trần Na viết cuốn Quán sở duyên duyên luận, Nhập Du già luận v.v.. nhằm phát huy tư tưởng của học phái Du già.
DU GIÀ SƯ ĐỊA LUẬN THÍCH
Bản sớ giải của Jinaputra, đối với bộ luận Du già sư địa. Có bản dịch Hán văn của sớ giải này do Huyền Trang thực hiện.
DU GIÀ TÔNG; S. Yogacara
Cũng gọi là Duy Thức tông (Vijnanavada), bộ phái Phật giáo do luận sư Vô Trước (Asanga) lập ra vào thế kỷ IV TL. Bộ luận cơ bản của tông này là cuốn “Du già sư địa luận”, theo truyền thuyết là do Đức Di Lặc từ trên cõi Trời Đâu Suất giảng cho Vô Trước chép lại. Có bản dịch bộ Luận này của Huyền Trang.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DU GIÀ LUẬN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận