Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẤT CẢNH GIỚI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẤT CẢNH GIỚI theo từ điển Phật học như sau:
THẤT CẢNH GIỚI
Thất cảnh giới còn gọi là Thất chủng đệ nhất nghĩa cảnh giới, là bảy cảnh giới nhất như của chư Phật và Bồ Tát đã chứng đắc đến tột cùng cứu cánh, bao gồm:
Tâm cảnh giới: Là cảnh giới của tâm khế lý Trung đạo (tâm địa tỉnh giác) tự tại không còn chướng ngại dính mắc, đối đãi, mà chư Phật Bồ Tát đã thành tựu.
Huệ cảnh giới: Là cảnh giới mà tánh huệ (tánh cơ bản, bản chất) huệ (trí huệ) phát sáng chiếu soi rõ ràng cùng tột của chư Phật và Bồ Tát.
Trí cảnh giới: Là cảnh giới dụng trí (khi dùng trí huệ) tức năng lực trí huệ hiện tiền của chư Phật và Bồ Tát, biết rõ tất cả muôn pháp.
Kiến cảnh giới: Là cảnh giới kiến chánh, tức sự thấy biết chơn chánh thiện tiền của chư Phật và Bồ Tát, không còn một mảy may tà kiến hư vọng.
Quả nhị kiến cảnh giới: Còn gọi là siêu nhị kiến cảnh giới, là cảnh giới vượt lên trên, và vượt ra ngoài sự thấy biết đối đãi hai bên (như chấp thường đoạn, sanh diệt..v..v.. của tri kiến nhị nguyên) của chư Phật và Bồ Tát thành tựu.
Quả Phật tử địa cảnh giới: Là cảnh giới của chư Phật và Bồ Tát vừa vượt qua giai vị thập địa của chư Phật và Bồ Tát, để thành chánh giác, sở dĩ từ “Tử Địa”, là do hàng Bồ Tát Đăng địa (một trong mười bực của Thập địa) xem chúng sanh như con mình, nên quyết ở trong cảnh giới tử địa mà giáo hóa cứu độ chúng sanh. Sáu cảnh giới trên chung cho chư Phật và Bồ Tát.
Nhập Như Lai địa nội hành cảnh giới: Còn gọi là Như Lai tự đáo cảnh giới, là cảnh giới riêng của quả vị Như Lai, thấu suốt nguồn gốc pháp tánh của các pháp, thành tựu 2 lợi ích to lớn là thấu suốt pháp giới thế gian và xuất thế gian vô lượng.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẤT CẢNH GIỚI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận