Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẤT CHỦNG ĐỨC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẤT CHỦNG ĐỨC theo từ điển Phật học như sau:
THẤT CHỦNG ĐỨC
Là bảy món đức tánh của Phật tánh Như Lai. Trong Niết Bàn Kinh quyển 34 có dạy rằng cái Phật tánh của Phật Như Lai có bảy đức: Thường, lạc, ngã, tịnh, chơn, thật, thiện:
Thường: Cái thể tánh thường còn chẳng biến đổi, không sanh, không diệt, lại tùy duyên hóa dụng, chớ chẳng dứt nên gọi là thường.
Lạc: Thể tánh tịch diệt thường an, vận dụng tự tại thích hợp với tâm mình.
Ngã: Còn gọi là đại ngã, là cái ta rộng lớn của Phật, cái thể thì chơn thật, cái dụng thì tự tại, Phật dùng đại ngã này nhẹ nhàng, bay bổng đến khắp các cõi giới, để hóa độ chúng sanh.
Tịnh: Là thể tánh Niết Bàn giải thoát hết thảy mọi cấu nhiễm, lại tùy theo căn cơ của chúng sanh mà hóa độ chúng sanh, không bị ô trược nên gọi là Tịnh.
Chơn: Còn gọi là chơn thật, không hư vọng, như thường còn, không biến đổi, không thiện, không ác, là Phật tánh chơn như bình đẳng giải thoát.
Thật: Là thể tánh tự nhiên chơn thật, không giả dối, không tà ác, không đối đích, cũng viết là chơn như, chơn tánh, chơn như Phật tánh.
Thiện: Là thiện tánh chơn như bất kiến, cũng là sự hoàn thiện của Phật trong mọi vấn đề.
Bảy đức tánh trên chỉ có chư Phật mới hội đủ, còn bực hậu thân Bồ Tát chỉ có sáu đức mà thôi (Thường, tịnh, chơn, thật, thiện và thiểu kiến)
Lại nữa trong Kinh Địa Tạng phẩm 13 có dạy rằng: Các chúng sanh từ chư thiên cho đến quỉ thần và loài người, nếu nghe danh hiệu của Ngài Địa Tạng Bồ Tát mà chiêm ngưỡng, hoặc nghe biết bổn hạnh bổn nguyện của Ngài mà tán thán, chiêm lễ ắt được bảy điều công đức bao gồm:
Mau siêu Thánh địa
Ác nghiệp đều tiêu trừ
Chư Phật tới ủng hộ
Đối với quả Phật chẳng thối lui
Cái bổn lực càng thêm tăng tưởng
Biết phép túc mạng của mình và của người
Sau rốt thành Phật.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẤT CHỦNG ĐỨC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận