Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẤT CHỦNG NGÃ MẠN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẤT CHỦNG NGÃ MẠN theo từ điển Phật học như sau:
THẤT CHỦNG NGÃ MẠN
Thất chủng ngã mạn là bảy hình thức kiêu mạn của chúng phàm si, bao gồm:
Mạn: Đối với người tài năng, danh lợi…thua mình, thì mình chấp rằng mình hơn và tỏ vẻ khinh khi đối với người thua kém mình.
Quá mạn: Đối với người bằng mình hay đối với người hơn mình, mình lại chấp rằng họ chỉ bằng ta mà thôi.
Mạn quá mạn: Nghĩa là tranh lấy phần hơn, giả như người ta vốn hơn mình rõ ràng mà mình chấp rằng mình hơn người, và nói quyết rằng mình hơn người ấy.
Ngã mạn: Tức ỷ mình giỏi, có tài sức rồi sanh tâm khinh khi lấn lướt người.
Tăng thượng mạn: Chưa tu chứng mà khoác lác là tu chứng, chưa đắc pháp Thượng Thánh, mà nói rằng mình đã đắc, chưa chứng lý Thượng Thánh mà nói rằng mình đã chứng.
Ty liệt mạn: Khiêm tốn giả dối nói là mình kém hèn nhưng trong lòng tự cao.
Tà mạn: Những người tu các tà mạn (tà đạo) theo những pháp tu quái dị, sai lầm, nhưng vẫn cho mình là đúng nên chẳng lễ tháp miếu, chẳng kính Tam bảo, chẳng tụng Kinh điển.
Ngã mạn là con người kiêu mạn, tự cao, tự xem mình có tài, có trí không chịu phục tùng vị cao đức. Như Đề Bà Đạt Đa kiêu mạn, tưởng mình không thua Phật nên toan cầm quyền Tăng đoàn. Kẻ học đạo vì có lòng ngã mạn, nên không gần gũi tu học nơi bậc thiện đức, cuối cùng phải chịu mê dốt, và lắm lúc hủy phạm giới cấm.
Niết Bàn Kinh quyển 39: Nếu chúng sanh muốn lìa xa phiền não, trước hết phải dứt bỏ lòng kiêu mạn.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẤT CHỦNG NGÃ MẠN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận