Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DUY THỨC TAM THẬP TỤNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DUY THỨC TAM THẬP TỤNG theo từ điển Phật học như sau:
DUY THỨC TAM THẬP TỤNG
DUY THỨC TAM THẬP TỤNG; S. Vynapti
Bộ luận viết theo hình thức kệ tụng, gồm tất cả là 30 bài tụng, trình bày lý thuyết của môn Duy thức học. Duy Thức là tâm lý học Phật giáo. Tác giả là Luận sư Thế Thân (Vasubandhu), người gốc xứ Gandhara (Ấn Độ). Ông lúc đầu xuất gia theo Nhất Thiết Hữu bộ, một bộ phái Phật giáo có tiếng tăm trong thời kỳ Phật giáo bộ phái, về sau được sự giác [tr.181] ngộ của người anh là Vô Trước (Asanga), ông theo Đại thừa giáo và cùng với người anh, lập ra bộ phái Duy Thức.
Trong ba mươi bài tụng cấu thành bộ luận, thì 24 bài tụng đầu nói về đặc điểm của các pháp (dharmas), hai bài tụng kế tiếp nói về những nét chung của các pháp, bốn bài tụng còn lại trình bày các gian đoạn khác nhau của quá trình tu chứng.
Bộ “Thành duy thức luận chú sớ’ là bộ chú giải quan trong nhất của cuốn “Duy Thức tam thập tụng”. Tác giả là hai Ngài Huyền Trang và Khuy Cơ, đời Đường. Cuốn này đã được nhà nghiên cứu Phật học người Pháp là Louis de la Vallée Poussin dịch ra tiếng Pháp. Chưa có bản dịch Việt văn của cuốn sách.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DUY THỨC TAM THẬP TỤNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận