Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẤT ĐẠI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẤT ĐẠI theo từ điển Phật học như sau:
THẤT ĐẠI
Hàng Bồ Tát có bảy món vĩ đại gọi là thất đại, còn gọi là thất chủng đại bao gồm:
Pháp đại: Là pháp tối thượng, tối đại do Bồ Tát thọ trì giáo nghĩa của tất cả những gì Đức Phật nói, được biên tập lại trong mười hai bộ Kinh Tạng.
Tâm đại: Là phát tâm rộng lớn, nguyện tu hành giác ngộ viễn mãn, thành đấng vô thượng chánh giác, đồng với chư Phật (Viên Giác)
Giải đại: Là hiểu rõ nghĩa lý của tất cả các pháp, được biên tập lại trong mười hai bộ Kinh tạng một cách hoàn toàn không còn điều gì nghi ngại
Tinh tấn đại: Bồ Tát đã hiểu rõ nghĩa lý của mười hai bộ Kinh một cách hoàn toàn không còn điều gì nghi ngại.
Chúng cụ đại: Bồ Tát tu hành đầy đủ, phước báu, giới hạnh, tức là đầy đủ những công cụ để thành Phật quả, rốt ráo chứng được vô thượng Bồ Đề
Thời gian đại: Bồ Tát tu hành pháp Lục Độ trải qua ba A Tăng kỳ kiếp rốt ráo sẽ được quả vô thượng Bồ Đề
Đắc quả đại: Bồ Tát hành trì sáu đại trên, rốt ráo chứng được quả vô thượng Bồ Đề.
Thất đại lại là bảy chất lớn, trong bảy chất lớn ấy phổ biến khắp pháp giới nên gọi là đại
Địa: Chất chứng rắn như đất, cỏ cây…
Thủy: Chất nước đàm, đãi, chất kết dính…
Phong: Chất gió, hơi thở ra vào…
Hỏa: Chất nóng, làm chín…
Thông: Hư không khắp cùng không gian
Thức: Tâm thức phân biệt của chúng sanh
Kiến: Sự thấy.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẤT ĐẠI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận