Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DUYÊN KHỞI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DUYÊN KHỞI theo từ điển Phật học như sau:
DUYÊN KHỞI
DUYÊN KHỞI
Tư tưởng cơ bản của Phật giáo: Mọi sự vât, hiện tượng trên thế giới và xã hội đều hình thành và phát triển do những điều kiện nhất định mà Phật giáo gọi là nhân duyên. Mọi sự vật và hiện tượng đều là vô thường, thay đổi trong từng giây phút một, nhưng đó không phải là một sự thay đổi ngẫu nhiên, tự phát mà là một sự thay đổi theo quy luật duyên khởi.
Thuyết duyên khởi của đạo Phật giải thích sự tương quan, tương liên của tất cả mọi hiện tượng tâm lý và vật lý. Theo thuyết duyên khởi, mọi hiện tượng đều không có bản thể độc lập (vô ngã), mà chỉ là sự tổng hợp của nhiều yếu tố (nhân duyên), tương quan và tương liên với nhau, luôn luôn biến động (vô thường) từ trạng thái này sang trạng thái khác…
Bốn mệnh đề sau đây thâu tóm nội dung thuyết Duyên khởi:
“Cái này có thì cái kia có
Cáy này sinh thì cái kia sinh,
Cái này không thì cái kia không
Cái này diệt thì cái kia diệt”
Thuyết duyên khởi đối lập với:
1. Túc mạng luận, cho rằng tất cả mọi việc xảy ra trong đời này đều do hành động từ đời trước an bài, sắp xếp sẵn.
2. Thần ý luận, cho rằng mọi việc xảy ra đều là do ý muốn của thần linh.
3. Ngẫu nhiên luận, cho rằng mọi việc xảy ra đều chỉ là ngẫu nhiên, tình cờ.
Trùng trùng duyên khởi: Khái niệm của tông Hoa Nghiêm, cho rằng tất cả mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ, thế giới đều tương quan tương liên với nhau, trùng trùng điệp [tr.184] điệp, trong thời gian và không gian, không thể nào theo dõi cùng tận được; từ đó đề xướng thuyết “Một tức tất cả, tất cả tức một”.
Lưu chuyển duyên khởi: Quan hệ duyên khởi dẫn tới luân hồi sinh tử mãi mãi không thôi. Như nói, trong chuỗi 12 nhân duyên, do có vô minh, cho nên có hành, thức… sinh, lão tử.
Hoàn diệt duyên khởi: Quan hệ giữa duyên khởi dẫn tới cảnh ngộ Niết Bàn bất tử, thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Như nói, do vô minh diệt cho nên hành diệt, thức diệt… sinh lão tử diệt.
Thuyết duyên khởi nói chung và thuyết giá trị duyên khởi: thuyết duyên khởi là thuyết cơ bản nói chung của Phật giáo, nó giải thích toàn bộ sự vật hiện tượng trong vũ trụ thế giới, dù là thiên nhiên hay là xã hội, nhân văn đều do quan hệ nhân duyên tạo thành. Trong thuyết chung này, có một bộ phận có giá trị đạo đức và tôn giáo, giải thích nỗi khổ luân hồi sinh tử của chúng sinh và con đường thoát khỏi nỗi khổ sinh tử, chứng đạt cảnh giới bất tử Niết Bàn. Bộ phận lý thuyết duyên khởi đó, gọi là thuyết giá trị duyên khởi.
Ngày kết duyên: Đạo Phật gọi những ngày vía của Phật, Bồ Tát là những ngày kết duyên (với Phật giáo và Bồ Tát). Người đi lễ chùa vào những ngày đó gọi là đi kết duyên với Phật và Bồ Tát.
Kinh sách ghi ba mươi ngày trong tháng, mỗi ngày ứng với một vị Phật hay Bồ Tát. Vd, ngày 30 trong tháng là ngày của Phật Thích Ca. ngày 15 là ngày Phật A Di Đà. Ngày 18 là ngày Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngày 23 là ngày Đại Thế Chí Bồ Tát. Ngày 24 là ngày Địa Tạng Bồ Tát. Ngày mồng 8 là ngày Dược Sư Như Lai. Ngày mồng 2 là ngày Phật Nhiên Đăng v.v…
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DUYÊN KHỞI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận