Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẤT HỮU trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẤT HỮU theo từ điển Phật học như sau:
THẤT HỮU
Hữu là có, cảnh có, việc có, chẳng phải không. Thất hữu là bảy việc có, bảy cảnh có bao gồm:
Địa ngục hữu: Có cảnh địa ngục, có chúng sanh tạo nghiệp ác bị đọa vào địa ngục.
Súc sanh hữu: Hay còn gọi là bàng sanh hữu, nghĩa là có cảnh súc sanh, có chúng sanh tạo bất thiện, bị đọa làm súc sanh như heo, bò, rắn, côn trùng, muỗi.
Ngạ quỉ hữu: Có cảnh ma đói, có chúng sanh tạo nghiệp bất thiện đọa làm quỉ đói khát.
Thiên hữu: Có cảnh thiên đường, thiên thượng, tiên cảnh, có chúng sanh làm việc lành, được sanh lên cõi thiên đường như cảnh: Đâu suất thiên, Dạ Ma Thiên, Tha Hóa Tự Tại.
Nhơn hữu: Có cảnh nhơn loại (loài người) nhơn gian hay còn gọi là cảnh Ta Bà, cảnh mà loài người đang ở, chúng sanh tùy duyên nghiệp quá khứ mà tái sanh làm người.
Nghiệp hữu: Có nghiệp, nghiệp nhơn (nhơn duyên) và nghiệp quả (nghiệp báo) vẫn có không thể phủ nhận.
Trung hữu: Có cảnh trung ấm, có cảnh chúng sanh ở giữa chừng, họ từ cảnh người mà thác nhưng chưa đầu thai, họ chẳng phải ở cảnh tiên, cũng chẳng phải ở cảnh Địa ngục và Ngạ quỉ.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẤT HỮU tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận