Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẤT LẬU trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẤT LẬU theo từ điển Phật học như sau:
THẤT LẬU
Thất lậu là bảy món phiền não lậu hoặc bao gồm: Kiến lậu, Tu lậu, Căn lậu, Ác lậu, Thân cận lậu, Thọ lậu và Niệm lậu. Lậu có nghĩa là sự rỉ cháy của tất cả phiền não, bảy lậu hoặc gồm:
1. Kiến lậu: Là tất cả các tà kiến mà các bậc ở kiến đạo đã đoạn trừ duyên khởi sanh phiền não.
2. Tu lậu: Là tất cả các phiền não tham, sân, si…mà tất cả các bậc tu đạo đã đoạn trừ.
Phân biệt hai lậu Kiến lậu và Tu lậu là dựa trên thể tánh của lậu là phiền não và hoặc (tà kiến mê hoặc) từ đó phân ra hai giai vị của bậc Kiến đạo và Tu đạo.
3. Căn lậu: Là các phiền não lậu hoặc sanh khởi do sáu căn duyên theo sáu trần cảnh mà sanh phiền não.
4. Ác lậu: Là phiền não phát khởi từ sự hiện hữu các pháp như các hiện tượng dữ như thiên tai, hạn hán, nước có vua ác, ác tri thức và các việc ác… xảy ra trong nước. Đó là những nghịch duyên làm dấy khởi phiền não.
5. Thân cận lậu: Là những phiền não phát sanh do nhục thân lệ thuộc vào bốn phương tiện như quần áo, thức ăn, thuốc chữa bệnh và nhà ở. Khi được cung cấp thừa (thuận duyên) hoặc thiếu thốn dưới mức thân người thích nghi (nghịch duyên) đều là những chướng duyên khởi sanh phiền não.
6. Thọ lậu: Là phiền não do sự cảm thọ của thân người gây ra gồm ba loại như khổ, lạc, xả, nếu người không đủ chánh kiến thì các thọ này sẽ sanh khởi phiền não, tham, sân, si.
7. Niệm lậu: Là phiền não do tà niệm mà phát khởi niệm lậu, hợp cùng cảm thọ khổ, lạc, xả làm nhân cho tà kiến, lậu hoặc phát sanh.
Niệm lậu hợp cùng ba duyên: Tác pháp ác, sáu căn và bốn phương tiện sống của thân sẽ phát sanh ra đủ tất cả các phiền não.
(Theo PHDS của Như Thọ – Nguyên Liên)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẤT LẬU tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận