Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THIỀN DUYỆT trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THIỀN DUYỆT theo từ điển Phật học như sau:
THIỀN DUYỆT
THIỀN DUYỆT
Lòng vui nhẹ lâng lâng khi ngồi thiền.
THIỀN ĐỊNH
Từ ghép Sanskrit-Hán, cả hai từ đều cùng một nghĩa là định tâm.
THIỀN HÀ
Sông thiền. Đạo Phật ví như sông lớn, có thể đáp ứng mọi nhu cầu của chúng sinh và diệt trừ mọi phiền não:
“Nguyệt bạch vừng thanh, soi mọi chỗ, thiền hà lai láng.”
(Trần Nhân Tông – Cư Trần Lạc Đạo)
THIỀN PHONG
Các phái Thiền, các vị thiền sư có kiểu cách hành thiền, tu thiền riêng biệt, gọi là thiền phong hay phong nghi. Vd, phái Thiền Lâm Tế, do thiền sư Nghĩa Huyền ở Trung Hoa thành lập thường nhấn mạnh việc sử dụng công án, thoại đầu, còn phái Thiền Tào Động thì chú trọng phép ngồi thiền, nhằm chấm dứt mọi vọng niệm.
THIỀN PHÒNG
Phòng ngồi thiền. Trong các Thiền viện, thường bố trí phòng ngồi thiền có bàn thờ Phật và các tọa cụ (nệm gối, khăn trải).
THIỀN QUAN
Cửa thiền, cửa chùa.
“Canh năm vừa đến thiền quan.”
(Toàn Nhật – Hứa Sử Truyện Văn)
THIỀN QUÁN
Quán tưởng và quán sát khi nội tâm đã ở trong trạng thái tĩnh.
THIỀN LẠC
Niềm vui của thiền định.
THIỀN LÂM
Rừng thiền. Nhiều chùa Phật thường xây nơi rừng núi thanh vắng.
“Rũ không thảy thảy áng phồn hoa,
Lấy chốn thiền lâm làm cửa nhà.”
(Thiền sư Huyền Quang).
THIỀN LUẬT
Thiền môn và Luật tông.
THIỀN MÔN
Cửa thiền (cửa Phật). Hiểu theo nghĩa hẹp, thiền môn là các phương pháp tu thiền.
THIỀN NA; S. Dhyana
(x. Thiền. Khi dịch âm đầy đủ từ chữ Sanskrit thì gọi là Thiền na, dịch âm gọn lại là Thiền.)
THIỀN SINH
Học trò theo học phép tu thiền.
THIỀN SƯ
Thầy dạy tu thiền.
THIỀN TẬP
Tu tập thiền định.
THIỀN THẤT
Phòng ngồi thiền, nhà ngồi thiền.
THIỀN TỊCH PHÚ
Bài phú Nôm của Hòa thượng Chân Nguyên, chùa Long Động (Yên Tử), ca ngợi nếp sống chùa chiền, vui vẻ thanh bạch. Bài phú có 72 câu, đối nhau được sư Thiền Phổ phiên âm và đăng trên báo Đuốc Tuệ năm 1936.
THIỀN TỊNH
Nội tâm vắng lặng khi tu thiền.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THIỀN DUYỆT tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận