Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TÔNG CHỈ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TÔNG CHỈ theo từ điển Phật học như sau:
TÔNG CHỈ
TÔNG CHỈ
Đồng nghĩa : Tông, Tông thú, Tông yếu, Tông thể, Huyền chỉ, Chỉ quy.
Chỉ thú chủ yếu của kinh và luận. Nói chung, khi giải thích kinh luận, Phật giáo thường gọi chỉ thú là Tông chỉ hoặc Tông thú. Như về Tông chỉ của Kinh Pháp Hoa, trong phần Biện Kinh Tông Chỉ thứ 4, Pháp Hoa Huyền Luận 2 của ngài Gia Tường có ghi : Về tông chỉ của Kinh Pháp Hoa có luận thuyết của 13 nhà. Trong Thiền tông thì gọi yếu chỉ của Thiền là Tông chỉ, cũng gọi Tông phong, Tông thú, Tông thừa. Thiền gia và Giáo gia (các giáo phái ngoài Thiền tông) có sự khác nhau : Thiền gia gọi là Thiền môn hoặc Tông môn không dựa vào Kinh giáo, lấy tâm truyền tâm làm ý chỉ chính của Phật pháp; còn theo Giáo môn thì ý chỉ chính của tông này gọi là Tông chỉ.
Xem : Tông.
Theo từ điển Phật học Huệ Quang
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TÔNG CHỈ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận