Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TRAI GIỚI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TRAI GIỚI theo từ điển Phật học như sau:
TRAI GIỚI
TRAI GIỚI
Phật tử tại gia, ăn chay một số ngày nhất định trong tháng, thường là ngày mồng một và ngày rằm âm lịch đối với các nước theo Phật giáo Bắc tông, thực hành đầy đủ tám giới trọn một ngày đêm. Nghĩa là năm giới của tại gia, và thêm ba giới nữa là không ăn ban đêm (gọi là ăn phi thời), không xem múa hát ca nhạc, không trang sức bằng nước hoa, hương liệu, không nằm giường cao rộng. Trong năm giới của tại gia, thay giới tà dâm bằng giới không dâm dục. Những ngày đó gọi là ngày trai giới. Đạo Phật gọi đó là ngày Bồ Tát trai giới (Tăng Chi III, 102).
“Những người trai giới chuyên ròng,
Làm lành niệm Phật thoát trong luân hồi.”
(Toàn Nhật – Hứa Sử Truyện Văn)
TRAI HỘI
Lễ hội mời tăng chúng làm lễ và có tổ chức mời tăng chúng thụ trai.
TRAI PHÒNG
Trai là ăn chay. Nghĩa rộng là ăn ở trong sạch. Phòng là ngăn ngừa. Người tu hành ăn chay tịnh và phòng ngừa không để phạm giới.
“Kệ kinh như đã thuộc lòng,
Hương đèn việc cũ, trai phòng quen tay.”
(Truyện Kiều)
TRAI TĂNG
Mời tăng chúng thụ trai.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TRAI GIỚI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận