Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ SẮC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ SẮC theo từ điển Phật học như sau:
SẮC
SẮC; S. Rupa; A. Matter, form, colour, appearance.
Hình sắc, màu sắc, vật chất. Chỉ cho những pháp thấy được, hoặc gây đối ngại. Sách Phật thường phân biệt có:
1. Nội sắc: những sắc pháp có ở trên hay trong con người của mình.
2. Ngoại sắc: những sắc pháp có ở bên ngoài.
Nội sắc gồm chủ yếu Sắc căn là những căn năng, như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân.
Ngoại sắc (ngoại trần) đối tượng nắm bắt của các căn như màu sắc, hình sắc, âm than, mùi, vị v.v…
Có sách phân biệt mười một sắc pháp:
Năm căn (mắt, tai, mũi, v.v…), 5 trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc) 1 vô biểu sắc (một loại sắc phi vật chất).
Có sách phân biệt 14 sắc pháp, gồm có: 5 căn, 5 trần, 4 đại (đất, nước, lửa, gió).
SẮC ÁI
Yêu sắc.
SẮC ẤM
Cg, là sắc uẩn.
Tập hợp của các sắc pháp (Ấm che khuất) có thể che khuất mất chân lý vô ngã của các pháp.
SẮC CÁI
Cái: che. Đng, sắc ấm.
SẮC CẢNH
Cảnh là ngoại cảnh. Đối tượng nhận thức của giác quan. Sắc cảnh là đối tượng nhận thức của thị giác (con mắt). Thanh cảnh, cảnh của những âm thanh là đối tượng nhận thức của thính giác (tai).
Hương là cảnh giới của hương, đối tượng nhận thức của tỵ giác (mũi). Vị là cảnh giới của mùi vị, đối tượng nhận thức của thiệt giác (lưỡi).
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với SẮC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận