Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ SẮC KHÔNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ SẮC KHÔNG theo từ điển Phật học như sau:
SẮC KHÔNG
SẮC KHÔNG
Sắc tướng, hư không. Hai từ đối nghĩa. Trong đạo Phật, hai từ này thường được ghép nhau lại để nói lên cái lý thú trung đạo: muôn vàn sự vật, tuy mang nhiều hình tướng, màu sắc nhưng xét cho cùng chỉ là do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra, vốn không có thực thể, vốn là không rỗng, vốn là không cho nên có câu “sắc tức thị không, không tức thị sắc”, thoạt nghe cảm thấy vô lý, nhưng nghĩ kỹ lại cảm thấy có đạo lý, ý tứ nhiệm màu.
“Vốn đà ngộ chữ sắc không,
Trả lời thề trước ra công độ đời.”
(Toàn Nhật)
“Chân hoa sắc tức thị không,
Không tức thị sắc thể đồng chân như.”
(Chân Nguyên – Thiền Tông Bản Hạnh)
“Nhọc đời thôi hỏi sắc cùng không.”
(Khánh Hỷ)
“Sự lạ cho hay tuyệt sắc không.”
(Nguyễn Trãi – Quốc Âm Thi Tập)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với SẮC KHÔNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận