Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ GIÁC HẢI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ GIÁC HẢI theo từ điển Phật học như sau:
GIÁC HẢI
GIÁC HẢI
Trí giác ngộ của người cũng như mọi chúng sinh khác rộng mênh mông như biển, chỉ vì bị phiền não che lấp, cho nên trở thành hạn hẹp, không sáng tỏ được mà thôi. Nếu tu hành đúng theo Phật pháp, giữ giới sống đạo đức, luyện định tâm, tập trung tư tưởng, thì trí tuệ sẽ phát, biển giác sẽ thể hiện, và không gì là không thấy, không biết, chẳng khác gì sự người của các đức Phật.
“Đường trần, nhiều nỗi gai chông,
Mau tìm giác hải, cửa Không nương nhờ.”
(Vô danh)
GIÁC HẢI
Thiền sư đời Lý, thế hệ thứ 10 phái thiền Vô Ngôn Thông, bạn học với sư Không Lộ, theo học sư Hà Trạch. Sư trụ trì chùa Diên Phúc, ở Hải Thanh. Sư nổi tiếng giỏi các pháp thần thông. Vua Lý Nhân Tông đã đối đãi sư như bậc thầy. Khi sắp tịch, sư đọc bài kệ sau:
“Xuân lai hoa điệp thiện tri thời,
Hoa điệp ứng tu cộng ứng kỳ,
Hoa điệp bản lai giai thị huyễn,
Mặc tu hoa điệp hướng tâm trì.”
Dịch:
Xuân sang hoa bướm khéo quen thì,
Bướm lượn hoa cười vẫn đúng kỳ,
Nên biết bướm hoa đều huyền ảo,
Kệ hoa mặc bướm, bận lòng chi!
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với GIÁC HẢI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận