LẠT MA GIÁO
LẠT MA GIÁO Ph. Lamaisme
Hình thức Phật giáo đặc biệt của Tây Tạng, khi Phật giáo được truyền từ Ấn Độ vào xứ này khoảng thế kỷ VII. Ở Tây Tạng, tu sĩ Phật giáo gọi là Lạt ma. Phật tử Tây Tạng tin rằng ở Tây Tạng có tới hàng trăm vị Lạt ma có khả năng tái sinh đời này sang đời khác vẫn làm Lạt ma để duy trì đạo Phật ở xứ này. Trước đây, vị Lạt ma lớn nhất Tây Tạng là Đạt Lai Lạt Mam là giáo chủ Phật giáo xứ Tây Tạng. Vì không đồng ý việc chính phủ Trung Quốc đưa quân vào Tây Tạng cho nên vị Đạt Lai Lạt Ma cùng với hàng vạn Lạt Ma và dân Tây Tạng đã qua sống lưu vong bên Ấn Độ. Vị Lạt Ma lớn hàng thứ hai là Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama). Những ngôi chùa Phật đầu tiên được xây dựng ở Tây Tạng dưới triều vua Songtsagampo, năm 649TL. Vua là một Phật tử thuần thành. Vua có hai hoàng hậu, một là người Trung Hoa, một là người Nepal, cả hai đều sùng tín Phật giáo. Chính dưới triều vua này, đã xây dựng thủ đô Tây Tạng Lhassa và đặt ra chữ quốc ngữ Tây Tạng với mục đích phiên dịch Tạng kinh Phật chữ Sanskrit sang chữ Tây Tạng.
Để lại một bình luận