Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TRÓI BUỘC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TRÓI BUỘC theo từ điển Phật học như sau:
TRÓI BUỘC
S, P: saṃyojana; Hán Việt: Kết sử (結使);
Một khái niệm quan trọng của đạo Phật, chỉ chướng ngại trên đường giải thoát. Trong Tiểu thừa , người ta chia làm mười thứ trói buộc, làm con người cứ bị buộc chặt trong Luân hồi :
1. Thân kiến (身見; S: satkāya-dṛṣṭi; P: sakkāyadiṭṭhi), nghĩ rằng có một cái tôi được lập trên cơ sở thân thể; 2. Nghi (疑; S: vicikitsā; P: vicikiccā); 3. Chấp đắm vào giới luật (戒禁取; giới cấm thủ; S: śīlavrata-parāmarśa; P: sīlabbata-parāmāsa); 4. Dục tham (欲貪; s, P: kāma-rāga);
5. Sân hận (慎恚; thận khuể; s, P: vyāpāda); 6. Sắc tham (色貪; s, P: rūpa-rāga); 7. Vô sắc tham (無色貪; s, P: arūpa-rāga); 8. Kiêu mạn (慢; s, P: māna); 9. Xao động không yên (掉舉; trạo cử; S: auddhatya; P: uddhacca); 10. Vô minh (無明; S: avidyā; P: avijjā).
Thoát được ba trói buộc đầu tiên, hành giả trở thành Dự lưu (S: śrotāpanna). Thoát được trói buộc thứ 4, 5 là bậc Nhất lai (S: sakṛḍāgāmin). Thoát được hoàn toàn năm trói buộc đầu tiên, hành giả đạt quả Bất hoàn (S: anāgāma). Hành giả thoát được mười trói buộc thì trở thành A-la-hán (S: arhat).
Theo từ điển Phật học Đạo Uyển
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TRÓI BUỘC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận