Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TỨ CHÂU trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TỨ CHÂU theo từ điển Phật học như sau:
TỨ CHÂU
TỨ CHÂU
Tứ châu là bốn cõi thế, phân ra làm bốn châu, cũng viết Tứ đại châu, Tứ thiên hạ :
1. Bắc Cô Lô châu (Uất Đan Việt) : Cô lô châu ở về hướng Bắc núi Tu Di, người cõi ấy bình đẵng an vui, sống lâu một ngàn tuổi. Ấy là hàng Tiên cho nên cõi ấy được dịch là Thắng Xứ.
2. Nam thiện bội châu (Diêm phù Đề) : Đây là cõi chúng ta ở, nằm về phương nam núi Tu Di. Trung tâm châu này có cây Diêm Phù Đề, chính ở cõi này Đức Phật giáng sanh, và ở cõi này có nhiều nhà tu hành hơn hết trong bốn châu.
3. Tây ngưu Hóa châu (Cô Da Ni) : Châu này ở phương tây núi Tu Di, cõi này sanh sản rất nhiều Trâu (ngưu) người ta dùng trâu thế cho tiền bạc trong việc buôn bán, vì vậy nên gọi là “ngưu hóa”, Cô Da Ni là theo tiếng phạn. Cõi này dân sống đến 500 tuổi.
4. Đông Thắng Thân Châu (Phất Vu Đại Phất Bà Đề) : Cõi này ở phương Đông núi Tu Di, người ở cõi này thân hình tốt đẹp hơn hết nên cũng kêu cõi ấy là Thắng Thân Châu, cũng viết theo phạn : Phạn Bà Đề. Trong cuốn Phật giáo ở Cao miên chép rằng : Đông Thắng Thân Châu bề vòng là : 21.000 do tuần, cõi này hình tròn. Dân và chư thần sống đến 600 tuổi.
Trong Kinh Lalitavistara có chép : trước khi vào mẫu thai Đức Bồ Tát có xem xét các châu. Ngài không giáng sanh cõi Đông Thắng Thần Châu, Tây ngưu Hóa Châu Bắc Cô Lô châu mà Ngài giáng sanh vào Nam Thiện Bộ Châu mà thôi.
Tứ châu còn gọi là Tứ Vức.
Theo PHTĐ của Đoàn Trung Còn.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TỨ CHÂU tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận