Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TỨ CHỦNG BIẾN DỊCH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TỨ CHỦNG BIẾN DỊCH theo từ điển Phật học như sau:
TỨ CHỦNG BIẾN DỊCH
TỨ CHỦNG BIẾN DỊCH
Tứ chủng biến dịch có nghĩa là 4 loại biến dịch.
Trong sự biến dịch sinh tử, nhân quả chuyển dịch lẫn nhau, tu một phần nhân, cảm một phần quả sinh ra ba loại sau :
1. Biến dịch sinh tử : Bồ Tát dùng trí lực vô lậu mà đoạn trừ thô hoặc, cảm được Thù Thắng tế dị thục quả, lấy việc dời nhân đổi quả mà làm sinh tử, cho nên gọi Biến dịch sinh tử.
2. Bất tư nghị thân : Bồ Tát nhờ vô lậu định lực và nguyện lực mà diệu dụng của tự thân thị hiện ra thật khôn lường. Cho nên gọi Bất tư nghị thân.
3. Ý thành thân : Thanh Văn, Duyên giác Bồ Tát nhờ vô lậu định lực, tùy ý nguyện mà thành thân ở mười phương thế giới, cho nên gọi là ý thành thân
4. Biến hóa thân : Thanh Văn, Duyên giác, Bồ Tát nhờ vô lậu định mà biến hiện bản thân ở mười phương thế giới.
Theo PHDS của TN Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TỨ CHỦNG BIẾN DỊCH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận