Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TỨ CƠ DUYÊN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TỨ CƠ DUYÊN theo từ điển Phật học như sau:
TỨ CƠ DUYÊN
TỨ CƠ DUYÊN
Cơ duyên tức là nhân duyên may mắn, tốt đẹp đối với điều lành, cũng là căn duyên sâu cạn, phát ra mau chậm khi đối cơ vậy. Tứ cơ duyên là bốn cơ duyên thù thắng của các bậc Thánh :
1. Nhơn Thiên cơ duyên : Là cơ duyên của nhân loại và của chư Tiên, tức là mọi điều dữ chẳng khởi mọi điều lành mình vâng theo thi hành như quy y Tam Bảo, giữ giới cấm hành Thập thiện.
2. Cơ duyên nhị thừa : Cơ duyên của hai thừa là Thanh Văn, Duyên giác, tức là tỉnh ngộ tu hành chán ghét vòng sanh tử, vui cầu Niết Bàn.
3. Bồ Tát cơ duyên : Cơ duyên của hàng Bồ Tát tức là hành hạnh vị tha cứu giúp muôn loài được vui thoát khổ, sau mới vì mình đắc quả vô thượng tức tự lợi, lợi tha cùng khắp.
4. Phật cơ duyên : Cơ duyên của chư Phật. Đối với hết thảy mọi pháp quán tưởng thiệt tướng của Trung đạo, dứt mọi sự mê lầm hoặc nghiệp, bèn ra khỏi vòng sanh tử.
Theo PHTĐ của Đoàn Trung Còn.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TỨ CƠ DUYÊN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận