Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ XÚC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ XÚC theo từ điển Phật học như sau:
XÚC
XÚC; S. Sparsa; A. Contact
1. Tiếp xúc: căn năng (giác quan tiếp xúc với cảnh vật khách quan như mắt tiếp xúc với màu sắc, hình sắc. Trên cơ sở đó, nhãn thức (nhận biết thấy) mới sinh khởi, phát huy tác dụng.
Xúc là một trong 12 nhân duyên (x. 12 nhân duyên). Nghĩa cũng là tiếp xúc. Xúc duyên thụ, thụ duyên ái v.v… Có tiếp xúc mới có cảm thụ (vui sướng thích thú), có cảm thụ vui sướng thích thú mới sinh lòng khao khát (ái), có lòng khao khát mới chiếm hữu, tạo nghiệp v.v….
2. Xúc là xúc trần, một trong 6 trần. Xúc trần là đối tượng nhận biết của thân thức, thân căn. Vd, nhám trơn, nóng lạnh, no đói v.v…. đều là những xúc trần mà thân chúng ta nhận biết. X. Xúc trần.
Xúc được Kinh tạng Pali dịch là Phassa, và chia thành sáu nhóm, phân biệt tùy theo căn năng: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Tức là nhãn xúc xứ là nơi mắt tiếp xúc với màu sắc, hình sắc, nhỉ xúc xứ, nơi tai tiếp xúc với âm thanh… ý xúc xứ , nơi ý thức tiếp xúc với mọi hình ảnh.
XÚC DỤC
Dục vọng nảy sinh do va chạm. Vd, người đàn ông do va chạm với da mềm mại, thơm tho của phụ nữ mà nảy sinh tình dục.
XÚC LẠC
Sự vui vẻ thích thú qua đụng chạm nhau. Như nam nữ đụng chạm nhau, tiếp xúc nhau, hai bên đều cảm thấy thích thú.
XÚC NHÂN
Do có tiếp xúc làm nhân mà có cảm thụ.
XÚC THỰC
Lấy việc tiếp xúc làm món ăn tưởng tượng.
XÚC TRẦN
Cảnh trần cảm giác được của thân căn. Pháp tướng tông phân biệt tỉ mỉ có đến 26 xúc trần gồm.
1. Đất; 2. Nước; 3. Gió; 4. Lửa; 5. Nhẹ; 6. Nặng; 7. Nhám; 8. Trơn; 9. Hoãn chậm; 10. Gấp; 11. Lạnh; 12. Nóng; 13. Cứng; 14. Mềm; 15. Đói; 16. Khát; 17. No; 18. Sức lực; 19. Yếu; 20. Buồn nôn; 21. Ngứa; 22. Dính; 23. Già; 24. Bệnh; 25. Ốm; 26. Chết.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với XÚC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận