Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DẠ MA THIÊN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DẠ MA THIÊN theo từ điển Phật học như sau:
DẠ MA THIÊN
DẠ MA THIÊN
夜 摩 天
S, P: Suyama.
Hâ: Tô-dạ-ma-thiên, Tu-da-ma-thiên, Tu-diệm-thiên.
Hd: Li Tránh Thiên.
Tầng trời thứ 3 trong 6 tầng trời cõi Dục.
Theo kinh Chính Pháp Niệm Sứ 36, Luận Tập Thế A-ti-đàm 6, Phật Địa Kinh Luận 5, Huệ Uyển Ân Nghĩa, thượng, …thì cõi trời này ánh sáng trói lọi, không phân ngày đêm, người ở trong đó luôn luôn được sự sung sướng không thể nghĩ bàn.
Theo Luận Trương Sở Tri, thượng, chư thiên trên cõi trời 33 thường đánh nhau với A-tu-la; riêng cõi trời Dạ-ma lại không còn đấu tranh, nên gọi là Li Tránh Thiên.
Chúng sanh được sinh về cõi trời này là do đời trước thích tu các hạnh không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm .v.v.. Tự mình giữ giới, khuyên người giữ giới, chuyên làm những lợi ích cho mình và người.
Cõi trời Dạ-ma ở tầng thấp nhất trong các cõi trời trên hư không, cách Diêm-phù-đề 3.200.000 km, cách trới Đao-lợi ở trên là 1.600.000 km. Cõi trời này mỗi bề rộng 1.600.000 km, gồm 32 địa: Thế lực địa, Thượng hành địa, Lâm quang minh địa, Thừa sử địa, Du hành địa.v.v… Vua cõi trời Dạ-ma tên là Mâu-tu-lâu-đà, thân cao 100 km, cung điện đặt ở Thế Lực địa. Lại có 4 núi lớn: Núi thanh Tịnh, Núi Vô Cấu, Núi Đại Thanh Tịnh, Núi Nội Tượng đều cao đến 200.000 km, cũng như các núi khác, có rất nhiều hoa trời rực rỡ và các sông hồ, cùng trăm nghìn vườn rừng bao bọc chung quanh. Cảnh vật trên cõi trời này thù thắng hơn cõi trời Đao Lợi. Người ở cõi trời này sống lâu 2.000 tuổi, 1 ngày đêm nơi đây bằng 200 năm ở thế gian. Cũng có việc lấy chồng lấy vợ, nhưng vợ chồng chỉ gần gũi hoặc ôm nhau mà thành âm dương hòa hợp. Muốn sinh con trai hay con gái thì tùy theo ý muốn của người nữ, con cái được hóa sanh từ đầu gối. Trẻ sơ sinh cao như trẻ 3,4 tuổi ở cõi Diêm phù đề.
Tín ngưỡng về Dạ-ma Thiên vương bắt đầu từ đại Phệ-đà về sau. Vì cõi rời này la2mot65 thế giới đầy ánh sáng, có đủ mọi thứ vui sướng nên từ xưa đã được dân tộc Ấn Độ mơ ước sinh về. Về sau, Dạ-ma Thiên Vương dần dần được xem là quan Thẩm Phán xét tội người chết cũng như người thống lãnh loài quỷ địa ngục, với tên là Diêm-la-vương. Nhưng tín ngưỡng này khi đưa vào Phật Giáo thì vị trí cõi trời Dạ-ma được đặt vào tầng trời cõi Dục.
Theo: Kinh Trường A-hàm 18,20,21; Kinh Chính Pháp Niệm Xứ, 27 đến 63; luận Du-già Sử-địa, 4,5; W.Kirfel: Die Kos-mographie.
Xem: Diêm-ma-vương.
Theo từ điển Phật học Huệ Quang
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DẠ MA THIÊN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận