Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ HAI NHÂN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ HAI NHÂN theo từ điển Phật học như sau:
HAI NHÂN
HAI NHÂN; H. Nhị nhân
Có nhiều thuyết phân biệt hai nhân.
Cách thứ nhất:
1. Sinh nhân: Nguyên nhân sinh ra. Vd, những nguyên nhân sinh ra pháp thiện là không tham, không sân, không si.
2. Liễu nhân: Những nguyên nhân làm sáng tỏ, giúp phát hiện. Vd, những nguyên nhân giúp phát hiện ra các pháp thiện, như chánh tri kiến, chánh tư duy, đa văn, tỉnh giác v.v…
Cách thứ hai:
1. Năng sinh nhân: Cái nhân chính, sinh ra quả. Vd, cái nhân chính sinh ra cây lúa là những hạt thóc gieo ở ruộng.
2. Phương tiện nhân: Chỉ những nguyên nhân làm phương tiện, để cho năng sinh nhân phát huy tác dụng, sinh ra quả. Vd, nước, phân, ánh nắng mặt trời, lao động của người nông dân v.v… đều là những phương tiện nhân, giúp cho hạt lúc phát triển thành cây lúa.
Cách thứ ba:
1. Tập nhân: Những nguyên nhân tập hợp lại tạo ra quả. Vd, gạo, lửa, nước, nồi nấu, người nấu v.v… tập hợp lại theo một cách thức nào đó tạo ra cơm chín. Một ví dụ khác, dục vọng được tạm thời thỏa mãn, đẻ ra dục vọng khác mãnh liệt hơn, dẫn tới phạm các tội ác.
2. Báo nhân: Quả do nhân tạo ra, trở thành nhân, tạo ra quả báo mới.
Cách thứ tư:
1. Chánh nhân: Nguyên nhân chính. Vd, Phật tính có sẵn trong mỗi chúng sinh là cái nhân chính, giúp cho chúng sinh được giác ngộ.
2. Duyên nhân: Có Phật tính rồi nhưng còn phải thân cận bạn lành, nghe thuyết pháp, giảng kinh, làm nhiều việc thiện v.v… đó là những duyên hỗ trợ cho Phật tính được tỏ lộ và phát huy tác dụng.
Cách thứ năm:
1. Cận nhân: Nguyên nhân gần gũi, trực tiếp.
2. Viễn nhân: Người nhân xa xôi, gián tiếp.
HAI NHẪN; H. Nhị nhẫn; A. The two patiences or endurances
1. Chúng sinh nhẫn: Nhẫn nhục chịu đựng trong mọi trường hợp; A. Patience towards all under all circumstances.
2. Vô sinh nhẫn: Vị Bồ Tát có thái độ an tịnh bình thản vì biết chắc mình sẽ được giải thoát, không còn phải tái sinh nữa; A. Calm rest assurance of no rebirth.
Các cách phân biệt khác:
1. An thọ khổ nhẫn: Chịu đựng mọi điều khổ (A. patience under sufferings)
2. Quan sát pháp nhẫn: Xem xét mọi pháp, sự vật với thái độ bình thản.
1. Nhẫn nhục ở nơi thân; A. physical patience
2. Nhẫn nhục ở nơi tâm; A. mental patience
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với HAI NHÂN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận