Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ GIỚI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ GIỚI theo từ điển Phật học như sau:
GIỚI
GIỚI; A. A boundary, limit, region
Lĩnh vực
GIỚI; S. Sila; A. Precept, command, disciple, rule, morality.
Cg = Giới cấm, giới luật, những điều răn của Phật tử tại gia và xuất gia.
Phật tử tại gia giữ năm giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.
Nếu là xuất gia, thì tùy theo trình độ tu học, xuất gia lâu năm hay mới xuất gia mà phân biệt có: Mười giới, dành cho người mới xuất gia (Sa di và Sa di ni). 250 giới dành cho các bậc Tỷ kheo đã xuất gia lâu năm, tối thiểu trên mười năm, và có trình độ thọ giới đầy đủ (Cụ túc giới). 348 giới dành cho các bậc Tỷ kheo ni (tức là nữ tu sĩ xuất gia lâu năm). 48 giới dành cho các bậc thọ Bồ Tát giới, xuất gia hay tại gia. Kinh Phạm Võng, sau năm giới chung cho Phật tử tại gia và xuất gia, còn nêu thêm các giới như sau: 6 không nói lỗi người khác, ở trong tăng chúng. 7 không được đề cao mình, và hạ thấp người khác. 8 không được keo kiệt. 9 không được sân giận. 10 không được nói xấu Tam Bảo. Cuốn “Khóa Hư Lục” của Trần Thái Tông giải thích giới như sau: “Giới như đất bằng, vạn điều lành từ đấy mà sinh ra. Giới như lương y, có thể cứu chữa khỏi mọi bệnh. Giới như hạt châu sáng, có thể phá tan mọi u ám, giới như thuyền bé có thể đi qua bể khổ…”
(Bản dịch của Nguyễn Đăng Thục –Khuông Việt, 1972, tr. 61).
Giới là một trong ba môn cơ bản của đạo Phật: Giới, Định, Tuệ.
Giới thường được ví như thông phong đèn, đèn có thông phong thì ngọn đèn mới đứng yên, có giữ giới tâm mới định, không tán loạn, ánh đèn mới sáng tỏ, trí tuệ mới phát sinh và chiếu sáng.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với GIỚI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận