Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DA XÁ PHẠ TRỤ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DA XÁ PHẠ TRỤ theo từ điển Phật học như sau:
DA XÁ PHẠ TRỤ
DA XÁ PHẠ TRỤ ( 1704-1776)
耶 舍 怕 宙
T: Ye-ses dpal-hboyr
Hâ: Tùng-ba-hô-đồ-khắc-đồ.
Cg: Tiểu Tùng-ba. T: Dgon-lung byams-pa-gling.
Danh tăng kiêm học giả Lạt-ma vào thế kỉ XVIII, tên là Tùng-ba-khám-bố ( T: Sum-pa-mkhan-po), sinh ở vùng phụ cận chùa Canh Luân (T: Dgonlun) thuộc khu vực An Đa (T: Amdo), Thanh hải Trung Quốc.
Tài năng xuất chúng từ nhỏ, 9 tuổi Sư vào chùa Cách Luân nghiên cứu kinh Phật và học triết học, luân li, tu từ, lễ nghi Phật giáo, giáo nghĩa của các phái, số học, y học, thanh nhạc, kinh điển, đát đặc la (S: Tantra); hội họa .v.v… đến năm 20 tuổ Sư thông suốt tất cả, nhất là môn thiên văn và tướng số. Danh tiếng Sư vang khắp Trung Quốc, Mông Cổ, Tây Tạng.
Cũng năm đó, Sư là học tăng của chùa Biệt Bạng (T: Hbras-spuns). Lahsa đến Tạng Châu, (T: Gtsan) thọ giới Cụ Túc với ngài Ban Thiền Lạt-Ma (T: Blo-bzanyeses). Năm 22 tuổ Sư đến chùa Tang Diên (T: Bsam-yas) học đạo. Năm 30 tuổi, Sư xây dựng chùa Hiết-đức-phổ-linh (T: Bshad-sgrub-glin); về sau, đổi tên là chùa Tư-mục-ba-son (T: sum-para-khrod).
Năm 1737 Sư cùng Chương-gia-hô-đồ-khắc-đồ (T: Lcan-skya—rol-pahi-rdo-rje), đời thứ 15, vâng sắc đến gặp hoàng đế Càn Long, Sư đối đáp, biện luận trôi chảy, được Hoàng đế sắc phong là thầy của các vua Mông Cổ, ban hiệu Hô-đồ-khắc-đồ ( Khutukutu) nhưng Sư từ chối, vì thế nhà vua càng thêm tôn kính. Sư ở lại Trung Quốc 9 năm, hiệu đính xong các kinh Phật của Tây Tạng lưu truyền ở Trung Quốc. Sư ở Bắc Kinh 5 năm, mỗi tháng vào kinh thuyết pháp cho Hoàng đế nghe. Sư rất được dân Mãn châu và Mông cổ cư trú tại Trung Quốc tôn kính.
Năm 43 tuổi, Sư trụ trì chùa Canh Luân, đem của cải vật báu nhận được từ các nơi chia tặng cho 2 vị Lạt Ma là Ban-Thiền và Đạt-Lai và các chùa lớn; đồng thời tạo rất nhiều tượng Phật, khắc bia, xây tháp. Sư thị tịch năm 1776, thọ 73 tuổi.
Tác phẩm theo truyền thuyết gồm hơn 80 loại: Minh Cảnh (T: kun-gsal me-lon, sách nói về số học va thiên văn học) Cam Lộ Trích (T: Bud-rtsithig-pa, sách nói về y học), Thủy Tinh Cảnh (T: Sel-dkar me-lon, sách nói về khám bệnh), Trị Dũ Pháp (T: Gso-dpyad), Thân Khẩu Ý Trung Tỉ Lệ, (T: Sku-run-thugs-rtendkyil thig-tshad, sách nói về tỉ lệ cấu tạo “tạo tượng”, “lập đồ biểu” .v.v.. ) Như Ý Bảo Thụ Sử (T: dpag-bsam ljon-bzan, Sử Phật Giáo), Diêm Phù Đề Khái Thuyết, (T: Hdsam-glin spyi-bsad), Thanh Hải Ký (T: Mtsho-sngon gyi lo-rgyus).
Ngoài ra, Sư còn có các trữ tác về tu từ, thơ, hí kich, Phật giáo chú pháp, Du già, Dự ngôn (tiên tri) và thiền định. Trong số đó nổi tiếng nhất là bộ Như Ý Bảo Thụ Sử Phật giáo Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng và Mông Cổ.
Theo: Sri sarat chandra Das: pag sam jon zang, part, I, S,C Das: Life of sum-pa mkhan-po, DASB 58.
Xem: Như Ý Bảo Thụ Sử.
Theo từ điển Phật học Huệ Quang
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DA XÁ PHẠ TRỤ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận