Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TAM CHỦNG ĐOẠN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TAM CHỦNG ĐOẠN theo từ điển Phật học như sau:
TAM CHỦNG ĐOẠN
TAM CHỦNG ĐOẠN
Tam chủng đoạn là ba loại đoạn pháp chẳng tác khởi có nhiều loại :
A.1. Tự tính đoạn : lúc trí tuệ khởi lên thì phiền não ám chướng tự phải đoạn mất đi.
2. Bất sinh đoạn : lúc chứng được pháp Không thì khiến cho khổ quả của ba đường ác đạo vĩnh viễn không còn nảy sinh nữa.
3. Duyên phược đoạn : chỉ cần đoạn trừ được hoặc ( mê lầm ) ở tâm thì khi đối với cảnh ngoại trừ sẽ chẳng khởi tâm sân nữa, khi đối với cảnh tùy duyên sẽ chẳng sinh nhiễm.
B.1. Kiến sở đoạn : Hạng Thanh văn sơ quả gọi đoạn hoặc kiến lý là Kiến đạo. nhân đoạn được kiến hoặc tám mươi tám thứ sử của Tam giới, nên gọi đó là Kiến sở đoạn.
2. Tu sở đoạn : Là quả thứ hai, quả thứ ba của Thanh Văn tu chân đoạn hoặc, nhân đoạn được các hoặc mười thứ hoặc tùy miên của Tam giới, nên gọi là Tu sở đoạn.
3. Phi sở đoạn : Qủa thứ tư của Thanh Văn, phiền não trong Tam giới đều đã đoạn hết, được quả vô lậu không còn có hoặc gì phải đoạn nữa, cho nên gọi là Phi sở đoạn.
Theo TĐPH Hán Việt.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TAM CHỦNG ĐOẠN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận