Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DẠ XOA trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DẠ XOA theo từ điển Phật học như sau:
DẠ XOA
DẠ XOA; S. Yaksa
Một loài quỷ hung ác, thân hình xấu xí, ghê sợ. Có ba loài dạ xoa, loài sống trên mặt đất, loài sống trong hư không và loài sống trên các cõi trời.
Kinh Phật cho biết loài quỷ dạ xoa thường rất độc ác, nhưng một khi đã quy y Phật trở thành hiền lành và ủng hộ người thiện lành, người tụng Kinh Phật, như trong Kinh “Như Lai bổn nguyện công đức” có nói tới 12 thần dạ xoa ủng hộ che chở người tụng kinh Dược Sư.
Sách Thiền Uyển Tập Anh có chép sự tích Đại sư Khuông Việt đời tiền lê, đến núi Vệ Linh nằm mộng thấy một vị thần mặc áo giáp vàng, một tay cầm thương vàng, một tay nâng một bảo tháp. Theo hầu vị thần này có hai mươi người diện mạo hung ác dữ tợn. Thần nói: “Ta là Tỳ sa Môn Thiên Vương, bộ hạ theo ta đều là dạ xoa. Đế Thích sai ta đến xứ này bảo vệ biên giới, để cho Phật pháp được hưng thịnh. Ta có duyên với ông nên đến nhờ nhau.” Sự tích tiếp tục kể, khi quân Tống đem quân đánh ta, Vua Lê có ủy cho [tr.144] Khuông Việt đến đền thờ vị thần nầy cầu đảo, và thấy rất linh nghiệm. Nhờ sự nỗ lực của quân ta và sự hỗ trợ của thần linh, quân Tống bị đại bại. Tướng Tống Hầu Nhân Bảo chết tại trận.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DẠ XOA tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận