Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ KHỔ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ KHỔ theo từ điển Phật học như sau:
KHỔ
KHỔ; S. Dukkha
Chân lý về sự khổ ở đời là chân lý thứ nhất trong bốn Chân lý cao cả (bốn Diệu Đế) mà Phật Thích Ca lần đầu tiên giảng tại vườn Lộc Uyển gần thành phố Benarés.
Từ Dukkha ngoài nghĩa khổ thông thường, còn có thêm ý nghĩa giả tạm, không bền, vô thường. Do đó, theo quan điểm Phật giáo, vui cũng có nghĩa là khổ, bởi vì mọi niềm vui ở thế gian đều không bền, chóng chán, chóng tàn. Khi niềm vui mất đi, thì đó là hoại khổ.
Nhìn rộng ra nữa, có những trạng thái tâm lý không vui, cũng không buồn, nhưng vẫn là khổ vì tâm niệm ở nơi con người không bao giờ đứng yên một chỗ, chẳng khác gì một giòng chảy liên tục, niệm niệm sinh diệt, tâm niệm này vừa biến đi, tâm niệm khác lại hiện lên. Chính trạng thái niệm niệm sinh diệt là khổ, gọi là hành khổ. Cái khổ này, phải là bậc có trí mới thấm thía, cảm thụ.
Còn người bình thường thì chỉ cảm thấy nỗi khổ hiện tiền, gọi là khổ khổ, như là đau, già, chết, cầu mong không được, phải gần người mình ghét, phải xa người mình yêu v.v…
KHỔ ĐẠO
Con đường khổ. Hoặc, nghiệp khổ là con đường khổ của những chúng sinh chưa giác ngộ. Vì mê hoặc, không nhìn thấy được sự vật như thật, cho nên sinh ra lòng tham đắm do tham muốn vơ lấy vào mình cho nên tạo nghiệp. Vì tạo nghiệp cho nên chịu quả báo khổ. Đó chính là con đường khổ mà mọi chúng sinh đều đi qua.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với KHỔ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận