Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NĂM NGHĨA HUYỀN DIỆU trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NĂM NGHĨA HUYỀN DIỆU theo từ điển Phật học như sau:
NĂM NGHĨA HUYỀN DIỆU
NĂM NGHĨA HUYỀN DIỆU; H. Ngũ trùng huyền nghĩa
Theo Đại sư Trí Giả của Tông Thiên Thai, muốn chú giải Kinh Đại thừa, phải dựa vào năm nghĩa huyền diệu: 1. Giải thích tên kinh; 2. Nói rõ thể của Kinh, vd, nói rõ thể của kinh “Bát Nhã Tâm Kinh” là tướng không của các pháp; 3. Nói rõ tông chỉ, như nói tông chỉ của kinh Bát Nhã Tâm Kinh là vô sở đắc, ý nói hành giả không được cái gì thêm, sau khi giác ngộ, bởi lẽ cái mầm giác ngộ, Phật tính vốn có trong mỗi người rồi; 4. ối rõ tác dụng của Kinh, vd, công dụng của Kinh “Bát Nhã Tâm Kinh” là phá bỏ ba chướng là báo chướng, nghiệp chướng và phiền não chướng; 5. Vạch rõ giáo tướng của Kinh, là nói rõ cuốn kinh được Phật thuyết vào thời kỳ nào. Vd, đối với “Bát Nhã Tâm Kinh”, Tông Thiên Thai cho rằng Phật nói kinh này vào thời kỳ thứ IV. Thời kỳ này, đức Phật chuyên giảng các bộ Kinh Bát Nhã, kéo dài 22 năm. So với thời kỳ cuối là thời kỳ thứ V, Phật giảng các bộ kinh Pháp Hoa và Niết Bàn.
Năm nghĩa huyền diệu là một phạm trù và từ ngữ đặc biệt của Tông ThiênThai.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NĂM NGHĨA HUYỀN DIỆU tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận