Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ SÁU ĐẠI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ SÁU ĐẠI theo từ điển Phật học như sau:
SÁU ĐẠI
SÁU ĐẠI; S. Mahabhutas; H. Lục đại
Sáu chất lớn, có phổ biến trong vũ trụ.
1. Địa đại: chất cứng rắn.
2. Thủy đại: chất ướt, chất kết dính.
3. Hỏa đại: chất nóng, chất làm chí, thành thục.
4. Phong đại: chất ba động.
5. Không đại: hư không
6. Thức đại: tâm thức của chúng sinh.
Sáu chất kể trên, có phổ biến trong vũ trụ, dưới nhiều dạng khác nhau, từ thô tới tinh. Địa đại, dạng thô là đá cứng, cát sỏi, nhưng nếu là dạng tinh thì thậm chí mắt người không thấy được. Thủy đại dưới dạng thô là nước, nhưng ở dạng tinh thì có cả ở trong đất, đá, và trong không khí v.v…
Vì vậy sách Phật nói: Bốn đại: địa, thủy, hỏa, phong thấm thấu [tr.585] vào nhau, tạo ra muôn vàn sắc pháp. Trong đất, địa đại chiếm tỷ lệ lơn cả nhưng trong đất vẫn có nước, có lửa, có gió. Cũng vậy trong nước, thủy đại chiếm tỷ trọng lớn hơn, nhưng trong nước vẫn có đất, lửa và gió. Đối với hỏa đại và phong đại cũng như vậy.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với SÁU ĐẠI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận