Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NĂM NHẬN THỨC SAI LẦM trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NĂM NHẬN THỨC SAI LẦM theo từ điển Phật học như sau:
NĂM NHẬN THỨC SAI LẦM
NĂM NHẬN THỨC SAI LẦM
Hán dịch là Ngũ kiến:
1. Thân kiến: tức mê chấp cái thân ngũ uẩn này (x. ngũ uẩn) là thường còn, là của ta, do đó mà sinh ra lắm chứng bệnh như đam mê cái ta (ngã ái), tự kiêu, tự phụ (ngã mạn) v.v…
2. Biên kiến: Biên là một bên. Thấy có một bên, phiến diện, hoặc nhận thức phiến diện có cái ta thường còn mãi mãi, tin có linh hồn bất diệt. Hoặc nhận thức sau khi chết là hết tất cả. Chấp thường hay chấp đoạn đều là phiến diện, là sai cả.
3. Tà kiến: nhận thức sai lầm, vd, không tin lý nhân quả, không tin có đời sau.
4. Giới cấm thủ kiến: Không tin theo những giới luật chân chính, như năm giới cho tại gia, mười giớ cho người mới xuất gia, 250 giới cho những người xuất gia lâu năm, thụ giới luật đầy đủ v.v… Không tin theo những giới luật chân chính do Phật Thích Ca chế định, mà lại mê chấp vào những cấm giới vô lý như bôi tro vào người, uống axít, ăn phân v.v…
5. Kiến thủ kiến: Đã có những nhận thức sai lầm, nhưng lại không hối cải, cứ khư khư cố chấp (chữ kiến thứ hai nghĩa là nhận thức, là thái độ chấp thủ ý kiến của bản thân mình là đúng).
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NĂM NHẬN THỨC SAI LẦM tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận