Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TAM CHỦNG TỰ TÁNH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TAM CHỦNG TỰ TÁNH theo từ điển Phật học như sau:
TAM CHỦNG TỰ TÁNH
TAM CHỦNG TỰ TÁNH
Tam chủng tự tánh nghĩa là tự tánh phân ra làm ba loại, bao gồm :
1. Y tha khởi tự tánh : tức tự tánh nương nơi vật khác mà phát hiện ra như hửu hình nương với vô hình, sống nương với chết hoặc nương với nhơn duyên hòa hợp mà thành, vốn không thật có chẳng qua là phát hiện ra huyễn như hóa.
2. Thiên kế chấp tự tánh : không rõ các pháp vì nương nhau, vì nhơn duyên hòa hiệp mà thành, chứ không thật, người ta do vô minh nên nhìn thấy các pháp chấp đó là có.
3. Viên thành thật tự tánh : các pháp tự tánh tròn đầy, không hạn lượng, không thay đổi không giả dối, thoát ra ngoài hai tự tánh trên, ấy gọi là chơn tánh vậy.
Ví như người đau mắt, trong ra hư không thấy có hoa đốm, vì đau mắt nên có hiện tượng như thế. Ấy là Y tha khởi tự tánh. Nhưng người đau mắt chẳng biết là mình đau mắt nên thấy các hiện tượng là thật, bèn phân biệt ra nào là hoa đốm đỏ, vàng, xanh…. Ấy là Thiên kế chấp tự tánh. Tới chừng có ai chỉ cho mình biết sự thấy ấy chẳng thật, do nương theo bệnh mà có thôi, chớ nào có tướng hoa đốm, đỏ, vàng, xanh…Ấy là Viên thành thật tánh.
Các pháp vốn có tự tánh chẳng biến, chẳng đổi, chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng có, chẳng không. Cái tánh chơn thật ấy chính là tự tánh chơn như.
Theo PHDS của TN Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TAM CHỦNG TỰ TÁNH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận