Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TAM CHƯỚNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TAM CHƯỚNG theo từ điển Phật học như sau:
TAM CHƯỚNG
TAM CHƯỚNG
Tam chướng là ba món chướng ngại Thánh đạo, nó làm não hại thiện tâm chúng sanh.
1. Phiền não chướng : những hoặc chướng phiền não như : tham dục, sân nhuế, ngu si mê muội, nó làm chướng ngại Thánh đạo.
2. Nghiệp chướng : những nghiệp ngũ nghịch, thất nghịch, thập ác… nó làm chướng ngại chúng sanh khó tu hành chứng đắc Thánh đạo.
3. Báo chướng : những khổ quả ác báo ở địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh…. làm chướng ngại Thánh đạo.
Lại trong Kinh Khổng Mục Chướng có ba đường :
1. Bì phiền não chướng : Tham, sân, si..tư hoặc trong Tam giới, đối với lục ứng bên ngoài sanh khởi như da ở ngoài thân, nên gọi là “Bì não chướng” (Bì : da)
2. Nhục phiền não chướng : Đoạn kiến, thường kiến…. kiến hoặc trong Tam giới, đều thuộc nội tâm phân biệt , như thịt ở trong da, nên gọi là “Nhục phiền não chướng” (Nhục : thịt)
3. Tâm phiền não chướng : căn bản vô minh làm mê hoặc chơn tâm, làm cho chơn tâm vọng khởi phân biệt, nó đã thâm nhập vào nội tâm nên gọi là “Tâm phiền não chướng” vậy.
Trong Du Gìa Đại giáo Vương Kinh nói có ba chướng :
1. Ngã mạng chướng : ỷ mình khi người làm che lấp nặng nề bởi tánh ỷ mình khi người.
2. Tật đố chướng : Ganh ghét người khác, làm che lấp nặng nề bởi ỷ mình ganh ghét người ta.
3. Tham dục chướng : Tánh tham muốn, làm che lấp nặng nề bởi tánh tham muốn.
Theo PHDS của TN Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TAM CHƯỚNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận