Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NAM PHỐ THIỆU MINH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NAM PHỐ THIỆU MINH theo từ điển Phật học như sau:
NAM PHỐ THIỆU MINH
NAM PHỐ THIỆU MINH
南 浦 紹 明 ; J: nampo jōmyō; 1235-1309;
Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế dòng Dương Kì. Sư lúc đầu học pháp nơi Lan Khê Ðạo Long nhưng sau đích thân sang Trung Quốc tham học với Thiền sư Hư Ðường Trí Ngu (c: xūtáng zhìyú) và được Ấn khả. Trong dòng Thiền của Sư có nhiều vị nổi danh như Nhất Hưu Tông Thuần (j: ikkyū sōjun) và Bạch Ẩn Huệ Hạc (j: hakuin ekaku). Sư được Nhật hoàng ban hiệu Ðại Ứng Quốc sư (j: daiō kokushi).
Khác với các vị tiền nhân đưa Thiền tông sang Nhật như Minh Am Vinh Tây (j: myōan eisai), Viên Nhĩ Biện Viên (j: enni ben’en), Sư không hòa nhập Thiền tông với những giáo lí của các tông khác như Thiên Thai, Chân ngôn. Môn đệ danh tiếng nhất của Sư là Diệu Siêu Tông Phong (j: myōchō shūhō, cũng được gọi là Ðại Ðăng Quốc sư; daitō kokushi).
Mặc dù đã nổi danh lúc còn hoằng hóa nhưng vai trò thật sự quan trọng của Sư cho Thiền Lâm Tế tại Nhật chính là hệ thống truyền thừa vô song với các môn đệ lừng danh. Qua đó, người ta có thể xem Sư là vị Tổ chính của Thiền Lâm Tế tại Nhật (xem biểu đồ cuối sách) vì hầu hết tất cả những vị Thiền sư danh tiếng của tông Lâm Tế của Nhật sau này đều xuất phát từ hệ phái của Sư với tên gọi là Ứng-Ðăng-Quan phái (j: ō-tō-kan-ha) – viết tắt từ ba danh hiệu Ðại Ứng (ō) Quốc sư, Ðại Ðăng (tō) Quốc sư và Quan (kan) Sơn Huệ Huyền. Với sự hoằng hóa của Sư, giai đoạn du nhập của Thiền tông từ Trung Quốc sang Nhật đã kết thúc.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NAM PHỐ THIỆU MINH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận